Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm

25/04/2024 07:00 GMT+7

Sau 70 năm, chiến trường Điện Biên Phủ nay đã là những cánh đồng xanh bát ngát, những ngọn đồi êm đềm, những công trình mới mọc lên san sát, trở thành điểm du lịch.

Chiến trường Điện Biên Phủ đã "thay da đổi thịt" sau 7 thập kỷ, nhưng vẫn còn đó những vết tích của cha ông trong 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Cuối năm 1953, sau khi chiếm đóng khu vực Mường Thanh, quân Pháp đã khởi công xây dựng một hệ thống cứ điểm Điện Biên Phủ, được chia thành 3 phân khu. Phân khu phía bắc bao gồm các cứ điểm tại đồi Độc Lập (Gabrielle), đồi Him Lam (Béatrice) và Bản Kéo (Anne-Marie). Phân khu phía nam, hay còn gọi là Hồng Cúm (Isabella), là nơi tập trung cụm cơ sở vật chất và sân bay Hồng Cúm. Phần trung tâm của hệ thống được bảo vệ vô cùng kiên cố, bao gồm các căn cứ A, C, D, sân bay Mường Thanh và trụ sở của nhóm chỉ huy (nơi tướng De Castries trú ẩn). Trong ảnh, là phân khu trung tâm trong tập đoàn cứ điểm của quân Pháp, nay là trung tâm TP.Điện Biên.

Cuối năm 1953, sau khi chiếm đóng khu vực Mường Thanh, quân Pháp đã khởi công xây dựng một hệ thống cứ điểm Điện Biên Phủ, được chia thành 3 phân khu. Phân khu phía bắc bao gồm các cứ điểm tại đồi Độc Lập (Gabrielle), đồi Him Lam (Béatrice) và Bản Kéo (Anne-Marie). Phân khu phía nam, hay còn gọi là Hồng Cúm (Isabella), là nơi tập trung cụm cơ sở vật chất và sân bay Hồng Cúm. Phần trung tâm của hệ thống được bảo vệ vô cùng kiên cố, bao gồm các căn cứ A, C, D, sân bay Mường Thanh và trụ sở của nhóm chỉ huy (nơi tướng De Castries trú ẩn). Trong ảnh, là phân khu trung tâm trong tập đoàn cứ điểm của quân Pháp, nay là trung tâm TP.Điện Biên.

TUẤN MINH

Vào lúc 17 giờ 5 ngày 13.03.1954, bộ đội Việt Minh mở trận pháo kích cấp tập vào cứ điểm Him Lam của quân Pháp. Cuộc tấn công dữ dội này đã mở ra một chương mới của cuộc chiến đấu đầy cam go tại Điện Biên Phủ trong 56 ngày đêm. Trải qua nhiều đợt tấn công liên tục, Đại đoàn 316 của quân ta cuối cùng đã đánh bại hoàn toàn lực lượng Pháp, chiếm được cứ điểm Him Lam vào khoảng 20 giờ 30 cùng ngày. Tới nay, sau 70 năm, những hầm hào của quân Pháp trên đỉnh đồi vẫn còn nguyên vẹn dấu tích.

Vào lúc 17 giờ 5 ngày 13.03.1954, bộ đội Việt Minh mở trận pháo kích cấp tập vào cứ điểm Him Lam của quân Pháp. Cuộc tấn công dữ dội này đã mở ra một chương mới của cuộc chiến đấu đầy cam go tại Điện Biên Phủ trong 56 ngày đêm. Trải qua nhiều đợt tấn công liên tục, Đại đoàn 316 của quân ta cuối cùng đã đánh bại hoàn toàn lực lượng Pháp, chiếm được cứ điểm Him Lam vào khoảng 20 giờ 30 cùng ngày. Tới nay, sau 70 năm, những hầm hào của quân Pháp trên đỉnh đồi vẫn còn nguyên vẹn dấu tích.

TUẤN MINH

Ngày nay, di tích đồi Him Lam nằm yên bình trên địa bàn P.Him Lam, trở thành một di tích lịch sử quan trọng của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước

Ngày nay, di tích đồi Him Lam nằm yên bình trên địa bàn P.Him Lam, trở thành một di tích lịch sử quan trọng của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước

TUẤN MINH

Sau khi giành được đồi Him Lam, bộ đội Việt Minh nhắm đến mục tiêu tiếp theo là đồi Độc Lập ở phân khu phía bắc. Bằng sơn pháo và pháo 105 mm, vào 3 giờ ngày 15.3, bộ đội ta mở cuộc tấn công dữ dội tại đây. Giao tranh tại đồi Độc Lập gay gắt hơn trận Him Lam. Tuy nhiên, phía địch không thể giữ được cứ điểm. Đến 6 giờ 30 cùng ngày, bộ đội Việt Minh đã kiểm soát hoàn toàn đồi Độc Lập. Ngày 17.3, quân đội Việt Minh đã hoàn toàn kiểm soát phân khu phía bắc. Ngày nay, trên đỉnh đồi Độc Lập được dựng bia tưởng nhớ những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại đây.

Sau khi giành được đồi Him Lam, bộ đội Việt Minh nhắm đến mục tiêu tiếp theo là đồi Độc Lập ở phân khu phía bắc. Bằng sơn pháo và pháo 105 mm, vào 3 giờ ngày 15.3, bộ đội ta mở cuộc tấn công dữ dội tại đây. Giao tranh tại đồi Độc Lập gay gắt hơn trận Him Lam. Tuy nhiên, phía địch không thể giữ được cứ điểm. Đến 6 giờ 30 cùng ngày, bộ đội Việt Minh đã kiểm soát hoàn toàn đồi Độc Lập. Ngày 17.3, quân đội Việt Minh đã hoàn toàn kiểm soát phân khu phía bắc. Ngày nay, trên đỉnh đồi Độc Lập được dựng bia tưởng nhớ những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại đây.

TUẤN MINH


Ngày 30.3.1954, đợt tiến công thứ 2 của quân ta bắt đầu. Chiến lược của đợt này là tạo vòng vây để bắt đầu siết chặt xung quanh phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm địch. Trong đó, đồi D1 (Dominique 2) nổi lên như một điểm nóng, là nơi cao nhất và được Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn Algeria chiếm giữ. Trong đợt tấn công này, một loạt các cứ điểm tại dãy đồi phía đông như D1, C1, C2, E, A1... đã gánh chịu một đợt tấn công mạnh mẽ từ quân đội Việt Minh. Quân đội Việt Minh đã sử dụng chiến thuật đào hào để vây lấn, bóp nghẹt dần phân khu trung tâm, tạo ra sức ép ngày càng gia tăng lên lực lượng quân Pháp. Ngày nay, đồi D1 là nơi được chọn để xây dựng Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ đây, du khách tham quan có thể ngắm được toàn cảnh thành phố từ trên cao.

Ngày 30.3.1954, đợt tiến công thứ 2 của quân ta bắt đầu. Chiến lược của đợt này là tạo vòng vây để bắt đầu siết chặt xung quanh phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm địch. Trong đó, đồi D1 (Dominique 2) nổi lên như một điểm nóng, là nơi cao nhất và được Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn Algeria chiếm giữ. Trong đợt tấn công này, một loạt các cứ điểm tại dãy đồi phía đông như D1, C1, C2, E, A1... đã gánh chịu một đợt tấn công mạnh mẽ từ quân đội Việt Minh. Quân đội Việt Minh đã sử dụng chiến thuật đào hào để vây lấn, bóp nghẹt dần phân khu trung tâm, tạo ra sức ép ngày càng gia tăng lên lực lượng quân Pháp. Ngày nay, đồi D1 là nơi được chọn để xây dựng Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ đây, du khách tham quan có thể ngắm được toàn cảnh thành phố từ trên cao.

TUẤN MINH

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là tượng đài bằng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Công trình được hoàn thành nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 2004). Hiện công trình là điểm tham quan không thể không đến của khách du lịch và người dân Điện Biên.

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là tượng đài bằng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Công trình được hoàn thành nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 2004). Hiện công trình là điểm tham quan không thể không đến của khách du lịch và người dân Điện Biên.

TUẤN MINH

Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 7.
Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 8.
Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 9.
Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 10.

Cứ điểm đồi A1 của quân Pháp nhờ vào hệ thống hầm ngầm kiên cố, đã chống lại nhiều cuộc tiến công của quân đội Việt Minh. Để chiếm đỉnh A1, bộ đội ta đã thực hiện một kế hoạch đột phá: đào một con đường hầm xuyên qua lòng đất và đặt một khối bộc phá nặng gần 1 tấn. Đêm 6.5.1954, trong trận đánh quyết định của đợt tấn công thứ 3, quân ta đã kích nổ khối bộc phá và tiến vào chiếm lấy đỉnh A1. Vào sáng 7.5, đồi A1 hoàn toàn thất thủ. Ngày nay, vết tích của hố bộc phá vẫn còn nguyên vẹn, khiến nhiều du khách trầm trồ khi lần đầu được chứng kiến.

TUẤN MINH


Ông Nguyễn Văn Kỳ, một cựu chiến binh đến từ H.Võ Nhai (Thái Nguyên), rất xúc động trong chuyến tham quan cùng đồng đội tới khu di tích đồi A1 (Điện Biên Phủ) lần này.

Ông Nguyễn Văn Kỳ, một cựu chiến binh đến từ H.Võ Nhai (Thái Nguyên), rất xúc động trong chuyến tham quan cùng đồng đội tới khu di tích đồi A1 (Điện Biên Phủ) lần này. "Với hệ thống hầm hào địch kiên cố thế này, tôi phải nói rằng vô cùng cảm phục sự mưu trí và dũng cảm của các đồng chí, đồng đội của chúng ta", ông Kỳ chia sẻ

TUẤN MINH

Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 12.
Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 13.

Hầm chỉ huy của quân Pháp là vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ của quân đội ta. Đây là nơi quân đội Việt Minh bắt sống tướng De Castries, kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ sau 56 ngày đêm. Ngày nay, địa điểm này được bố trí một mái vòm lớn bao quanh để tránh gây ngập úng hầm khi mưa.

TUẤN MINH

Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 14.
Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 15.
Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 16.
Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm- Ảnh 17.

Hầm chỉ huy được đào sâu 2 m dưới lòng đất, sử dụng những vật liệu chắc chắn và bền vững để đối phó với mọi hỏa lực. Nó cũng được trang bị tất cả các loại vũ khí và công nghệ chiến đấu hiện đại nhất trong thời điểm đó để bảo vệ tính mạng của cơ quan đầu não địch. Tuy nhiên, vào chiều 7.5, tướng De Castries đã bị bắt sống.

TUẤN MINH

Tại phân khu phía nam - Hồng Cúm, cuộc chiến kéo dài đến đêm 7.5. Quân ta không cho địch mở đường thoát sang Lào, chính thức kiểm soát điểm phòng thủ cuối cùng của quân Pháp. Ngày nay, bia tưởng niệm Hồng Cúm được đặt tại xã Thanh Yên, phía tây nam H.Điện Biên.

Tại phân khu phía nam - Hồng Cúm, cuộc chiến kéo dài đến đêm 7.5. Quân ta không cho địch mở đường thoát sang Lào, chính thức kiểm soát điểm phòng thủ cuối cùng của quân Pháp. Ngày nay, bia tưởng niệm Hồng Cúm được đặt tại xã Thanh Yên, phía tây nam H.Điện Biên.

TUẤN MINH

Cánh đồng Mường Thanh, nơi hơn 70 năm trước, từng chứng kiến hàng nghìn lính Pháp nhảy dù xuống. Sau 7 thập kỷ, nơi đây lại trở về với vẻ êm đềm của cánh đồng lúa xanh ngát.

Cánh đồng Mường Thanh, nơi hơn 70 năm trước, từng chứng kiến hàng nghìn lính Pháp nhảy dù xuống. Sau 7 thập kỷ, nơi đây lại trở về với vẻ êm đềm của cánh đồng lúa xanh ngát.

TUẤN MINH


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.