"Quáng gà"

19/12/2007 14:51 GMT+7

Chỉ với nhu cầu rất nhỏ, nhưng nếu không bù đắp đầy đủ, thiếu hụt vitamin A sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.

"Quáng gà"

Vitamin A là vi chất tham gia vào nhiều chức phận trong cơ thể, trong đó là tăng cường khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một phần của cấu tạo võng mạc mắt có tế bào hình que với sắc tố Rhodopsin, giúp cho mắt nhìn thấy khi ánh sáng yếu. Rhodopsin được tạo nên từ hợp chất Protein và carotenoit (dẫn chất của vitamin A). Vì vậy khi thiếu vitamin A, khả năng nhìn của mắt khi ánh sáng yếu sẽ giảm - hiện tượng này còn gọi là "quáng gà". Vitamin A rất cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của các mô giác mạc, tổ chức mô dưới da, mô khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn. Thiếu vitamin A dẫn đến giảm khả năng sản xuất các niêm dịch khiến da bị khô, sừng hóa.

Tuổi nào dễ thiếu hụt? 

Bổ sung vitamin A dự phòng (viên nang 200.000 đơn vị): Mỗi liều vitamin A dự phòng có thể bảo vệ trẻ không bị thiếu vitamin A từ 4-6 tháng. Cần cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tham gia hai đợt uống vitamin A miễn phí trong năm. Trẻ 6-12 tháng: 1/2 viên/lần/6 tháng; trẻ 13-60 tháng 1viên/ 1 lần/6 tháng. Với bà mẹ sau sinh: uống một viên, đảm bảo đủ vitamin A qua sữa cho con trong 6 tháng đầu. Lưu ý: phụ nữ mang thai không được dùng vitamin A liều cao.

Thức ăn nghèo vitamin A và caroten là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, bữa ăn thiếu dầu mỡ cũng là nguyên nhân cần lưu ý, vì vitamin A tan trong dầu, thiếu dầu, mỡ làm giảm khả năng hấp thu vitamin A. Với trẻ bú mẹ, vitamin A cung cấp chủ yếu từ nguồn sữa mẹ. Vì vậy, chế độ ăn của các bà mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến em bé. Ngoài ra, thiếu một số vi chất như kẽm cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin A.

Đặc biệt, một số bệnh như: sởi, tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp cấp, suy dinh dưỡng nặng cũng gây nguy cơ thiếu vitamin A. Với những đóng góp tích cực như vậy, viatmin A có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, trẻ em cần vitamin A để phát triển bình thường. Tuy nhiên, thiếu vitamin A, trong đó, đáng lưu ý là bệnh khô mắt liên quan đến thiếu vitamin A, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là lứa tuổi có nhu cầu cao, nhưng chế độ dinh dưỡng thường nghèo các thức ăn chứa vitamin A.

Hiểu đúng về nguồn cung cấp

Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khẩn - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: "Tuy mỗi ngày chỉ cần một lượng vitamin A rất nhỏ (khoảng 400mcg), nhưng lượng vitamin này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ thức ăn đưa vào, vì cơ thể không thể tự tổng hợp. Tuy nhiên, trong cộng đồng chưa biết đầy đủ về sự cần thiết bổ sung vitamin A". Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý: vitamin A chính thống chỉ có trong thức ăn động vật, được tích lũy chủ yếu trong gan. Gan động vật và gan cá là thức ăn giàu vitamin A. Có thể nói, thức ăn động vật mới là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin A cho cơ thể.

Nam Sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.