Kỳ lạ thị trấn ‘ma cà rồng’ ở Brazil

22/08/2015 12:48 GMT+7

(TNO) Nơi này trông như một ngôi làng bỏ hoang vào ban ngày vì hầu như tất cả mọi cư dân đều sẽ bị ‘thiêu cháy’ nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, Daily Mail đưa tin.

(TNO) Nơi này trông như một ngôi làng bỏ hoang vào ban ngày vì hầu như tất cả mọi cư dân đều sẽ bị ‘thiêu cháy’ nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, Daily Mail đưa tin.

Người mắc bệnh với khuôn mặt bị hủy hoại vì tiếp xúc với nắng.Người mắc bệnh với khuôn mặt bị hủy hoại vì tiếp xúc với nắng - Ảnh chụp màn hình Daily Mail
3/4 trong số 800 cư dân của thị trấn Araras, Sao Paulo mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ mang tên Xeroderma Pigmentosum. Đây là một căn bệnh rối loạn gen hiếm, khiến cho da mất đi khả năng phục hồi và chống lại những tác hại của tia cực tím.
Nếu bệnh nhân của căn bệnh này tiếp xúc với ánh nắng, da của họ sẽ bị hủy hoại, gần giống với việc bị tạt axit và hoàn toàn có khả năng dẫn đến tử vong. Ở một số người, căn bệnh này giống như một kiểu ung thư da lành tính.
“Khi tôi bước ra ngoài, tôi có cảm giác đang bị mặt trời thiêu cháy. Hằng ngày tôi đi ngủ và thức dậy với một chấm nhỏ và mấy ngày sau nó lan ra”, Djalma Jardin, một người dân bị căn bệnh này hủy hoại một bên mắt và ăn mất bên mí mắt còn lại chia sẻ.
Một số người dân ở đây cho rằng đây là một bệnh dịch hoặc lây nhiễm qua đường tình dục. Một số khác lại cho rằng đây là sự trừng phạt của Thượng đế.
Tiên sĩ Carlos Menck, một nhà sinh học di truyền ở Sao Paolo, đã nghiên cứu về căn bệnh này và rút ra kết luận đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm mà do di truyền. Nguyên nhân chính của căn bệnh là do biến dị về cấu trúc gien.
Những người mang gien lỗi lấy nhau, khiến cho những gien lỗi kết hợp với nhau, biến thành tính trạng trội, biểu hiện thành căn bệnh này. Sau đó những người mắc bệnh tiếp tục di truyền cho đời con cháu.
Chưa có thuốc chữa cho căn bệnh kỳ lạ này, nhưng các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối tránh xa ánh nắng. Tiến sĩ Menck cho biết: “Không có cách nào có thể chữa căn bệnh này ngay lập tức. Nhưng tôi hy vọng trong tương lai khoảng 20 hoặc 30 năm tới thì có thể”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.