Ăn uống hợp lý khi bị gút

22/04/2012 10:31 GMT+7

Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống do nồng độ acid uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của acid uric) hoặc tinh thể acid uric.

Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống do nồng độ acid uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của acid uric) hoặc tinh thể acid uric.

Nhiều bệnh nhân sau khi ăn thịt chó, thịt thú rừng, lòng heo, tiết canh hoặc hải sản thì xuất hiện đợt sưng đau khớp dữ dội, đến mức không đi lại được. Do đó, người mắc bệnh gút rất cần lưu ý đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý để giúp hạ acid uric.

Trước hết, cần nhận thức rằng ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh. Nguyên tắc về chế độ ăn để phòng bệnh gút được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Luôn uống đủ nước; phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hằng ngày; bảo đảm cân đối giữa các thành phần sinh năng lượng như đạm, chất béo, đường; bữa ăn nên có đủ các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối; ăn vừa phải các loại thịt, hải sản, phủ tạng động vật; không uống quá nhiều và kéo dài rượu, bia, cà phê…

Khi đã chắc chắn mắc bệnh gút rồi thì trong chế độ ăn, chúng ta cần giảm bớt lượng đạm; không ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid uric (như óc, các loại phủ tạng, nước ninh xương, gan....); hạn chế ăn các loại quả chua vì chúng sẽ làm tăng thêm độ acid trong máu; ăn vừa phải các thực phẩm có hàm lượng acid uric trung bình (thịt, cá, hải sản, đậu...) hoặc chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 lần. Ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, phô mai, rau quả là những thực phẩm chứa ít acid uric nên cần sử dụng trong chế biến bữa ăn.

Rượu, bia, trà, cà phê là những thức uống gây tăng acid uric máu nên người mắc bệnh gút cần hạn chế dùng. Cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể và tăng cường nước khoáng, nước luộc rau vì chúng có tính kiềm.

Theo Người Lao Động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.