Nguy cơ mất… vườn vạc

21/06/2013 09:26 GMT+7

Khoảng giữa năm 2007, vườn nhãn rộng 2,4 ha của ông Lê Văn Chìa (Hai Chìa, 67 tuổi, ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, H.Trà Ôn, Vĩnh Long) bỗng xuất hiện đàn vạc vài chục con. Thấy vạc cũng… dễ thương nên ông để mắt canh giữ, không cho ai bắn phá. Như hiểu được tấm lòng của ông, vạc trú ngụ ngày càng nhiều, có lúc lên đến hàng ngàn con.

Khoảng giữa năm 2007, vườn nhãn rộng 2,4 ha của ông Lê Văn Chìa (Hai Chìa, 67 tuổi, ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, H.Trà Ôn, Vĩnh Long) bỗng xuất hiện đàn vạc vài chục con. Thấy vạc cũng… dễ thương nên ông để mắt canh giữ, không cho ai bắn phá. Như hiểu được tấm lòng của ông, vạc trú ngụ ngày càng nhiều, có lúc lên đến hàng ngàn con.

 Vườn vạc
Mỗi buổi sáng, đàn vạc bay về trú ngụ sau một đêm đi ăn xa.

Đi vòng quanh vườn nhãn, chúng tôi thấy san sát những tổ chim lớn trên cây. Vào giữa khu vườn, ông Hai Chìa vỗ tay vài cái thì hàng trăm con vạc màu xám ngắt bay lên, kêu “oạc… oạc”. Ông Hai Chìa cho biết vì yêu quý động vật hoang dã, nên gia đình ông cùng người cháu tên Lê Phước Đại quyết định bảo tồn đàn vạc trong vườn nhãn.. Khi nhãn ra hoa, muốn tưới thuốc, rải phân thì phải làm vào ban đêm để tránh gây động cho đàn vạc vì khi đó chúng đang đi kiếm ăn. Khi nhãn đến ngày thu hoạch,  ông và người cháu lại phải hái trái từng cây một theo lối “cuốn chiếu”, hết liếp này mới qua liếp khác. Việc hái nhãn cũng phải hết sức nhẹ nhàng, ra vườn không ai nói chuyện lớn tiếng…

Thời gian dần trôi, vạc về ngày càng nhiều, những đọt nhãn bị vạc bẻ cong, chết khô để làm tổ. “Khu vườn cho vạc ở là 15 công, mỗi công tôi trồng 20 cây nhãn, mỗi cây nhãn trên 15 năm của gia đình hiện thu hoạch khoảng 50 kg. Như vậy, nếu tính giá nhãn 10.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi năm gia đình tôi thất thu khoảng 150 triệu đồng”, ông Hai Chìa nhẩm tính.

Ngoài việc thất thu, những con vạc trong khu vườn ông cũng thường xuyên bị bắn phá. Nhiều lúc ông ra vườn thấy xác của những con vạc gãy cánh, nằm chết rất thảm thương. Ông Hai Chìa đã đội đơn kêu cứu khắp nơi mong được hỗ trợ kinh phí để xây dựng hàng rào và bù lỗ phần nào thiệt hại kinh tế vườn. Đã có nhiều cơ quan chức năng đến khảo sát, nhưng cơ quan này lại quy trách nhiệm cho cơ quan kia, đến nay vẫn chưa có sự hỗ trợ nào để bảo tồn đàn vạc.

“Chờ đợi mỏi mòn nên cháu tôi đành phải “đứt ruột” đuổi đàn vạc trong vườn đi, nhằm bảo vệ 6 công nhãn để thu hoạch kiếm sống. Đà này, chắc mai mốt tôi cũng phải làm như vậy quá”, ông Hai Chìa buồn bã nói.

Thanh Đức

>> Vườn cò Bằng Lăng kêu cứu
>> Hồi sinh vườn Cơ Hạ
>> Về thăm vườn cò Tân Long
>> Vườn cò của ông chủ trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.