Tranh luận ‘chẻ nhỏ’ luật Doanh nghiệp

10/05/2014 03:06 GMT+7

Tại hội thảo “Cở sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp (DN) VN” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM tổ chức ngày 9.5 ở TP.HCM, một số chuyên gia luật cho rằng luật DN sửa đổi còn quá đồ sộ, chồng chéo và khó sửa đổi, cần "chẻ nhỏ" làm thành các đạo luật chi tiết hơn.

Tại hội thảo “Cở sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp (DN) VN” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM tổ chức ngày 9.5 ở TP.HCM, một số chuyên gia luật cho rằng luật DN sửa đổi còn quá đồ sộ, chồng chéo và khó sửa đổi, cần "chẻ nhỏ" làm thành các đạo luật chi tiết hơn.

PGS-TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, đánh giá luật DN sửa đổi quá đồ sộ với 10 chương 222 điều. Chưa kể các điều khoản quy định tại các nghị định, thông tư hướng dẫn ước tính lên đến 400 - 500 điều khoản. Sự đồ sộ này khiến rất khó thực hiện các điều chỉnh sửa đổi sau này. Hướng tách ra, theo PGS-TS Đinh Xuân Thảo, nên tập trung quy định chuyên sâu một số vấn đề, thành 2-3 luật, chẳng hạn luật về thành lập công ty, đầu tư kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh… “Thực tế, luật Lao động đang áp dụng hướng làm này bằng cách tách một số chế định trong luật Lao động cũ các vấn đề riêng về việc làm, lương cơ bản…”. Đồng quan điểm, PGS-TS Ngô Huy Cương, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết các nước phát triển đều có một luật nền tảng ngắn gọn và những đạo luật cụ thể từng vấn đề riêng.

Tuy nhiên, PGS-TS Lê Vũ Nam, Trưởng khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) thì không đồng tình với đề xuất trên. “Trước đây chúng ta đã làm như thế, chẳng hạn trong hoạt động của DN, có luật DN, luật DN nhà nước, luật Hợp tác xã rồi trước đó là luật DN tư nhân. Chính vì vậy mới có hành động gom tất cả các đạo luật lập thành luật DN 2005. Trong bối cảnh chúng ta hướng đến môi trường kinh doanh không phân biệt đối xử theo tinh thần gia nhập WTO, mọi tổ chức kinh doanh đều bình đẳng và sự tách từng đạo luật riêng vậy rất dễ tạo những quy định xung đột, đặc thù mà đằng sau là đối xử khác biệt, thiếu bình đẳng”.

Một vấn đề khác, theo PGS-TS Lê Vũ Nam, các thuật ngữ cổ phần và cổ phiếu trong luật DN sửa đổi sử dụng còn tùy tiện. Chẳng hạn “luật DN sửa đổi sử dụng thuật ngữ “phát hành cổ phần” là sai mà phải là “chào bán cổ phần” và “phát hành cổ phiếu”.

Nguyên Nga

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.