Ben Gurion và lịch sử hình thành nhà nước Israel - Kỳ 4: Đối đầu liên quân

08/05/2014 03:00 GMT+7

Ngày 14.5 (năm 1948), quân đội các nước Lebanon, Syria, Iraq, Transjordan và Ai Cập đổ quân vào Palestine - và đất nước non trẻ này (Israel - Thanh Niên) chưa có quân đội quốc gia.

>> Ben Gurion và lịch sử hình thành nhà nước Israel - Kỳ 3: Chuẩn bị chiến tranh tổng lực
>> Ben Gurion và lịch sử hình thành nhà nước Israel - Kỳ 2: Đấu tranh lập quốc
>> Ben Gurion và lịch sử hình thành nhà nước Israel: Tìm về vùng đất cha ông

Ben Gurion và lịch sử hình thành nhà nước Israel - Kỳ 4: Đối đầu liên quân
Binh sĩ Israel trong cuộc chiến - Ảnh: GPO

Tiên đoán của các chỉ huy chiến dịch của Liên quân Ả Rập cho rằng quốc gia Do Thái sẽ thất thủ trong vài ngày.

Đêm đó, Ben-Gurion bị đánh thức hai lần. Lúc một giờ sáng, chỉ huy đơn vị thông tin của Haganah đến báo với ông rằng Tổng thống Truman (Tổng thống Mỹ Harry S.Truman (1884 - 1972) - Thanh Niên) đã có quyết định mở rộng sự công nhận trên thực tế đối với Nhà nước Israel (Hai ngày sau, Liên Xô công nhận sự hợp pháp về pháp lý đối với Israel). Lúc 4 giờ 30 sáng, một lần nữa ông ta vào tận giường của ông để báo cáo về việc đại diện Israel ở Liên Hiệp Quốc hối thúc

Ben-Gurion phát biểu trực tiếp trước dân Mỹ trên sóng radio. Ben-Gurion nhanh chóng mặc quần áo, và ngay khi bình minh ló dạng thì ông được đưa đến đài phát thanh Haganah. Ông bắt đầu phát biểu ngay khi có liên lạc thông suốt, bất ngờ có tiếng động cơ máy bay, theo sau là những tiếng nổ mạnh. Những máy bay Ai Cập xâm nhập sà xuống thấp trên bầu trời Tel Aviv và thả bom ở vùng phụ cận Dov Airfield. Bằng giọng nói giống như phát thanh viên truyền thanh truyền hình trực tiếp, Ben-Gurion báo cho mọi người biết ngay vào thời khắc ấy, máy bay của kẻ thù đã đánh bom Tel Aviv. Sau khi kết thúc, ông trở về nhà trên một chiếc xe jeep mui trần không có người hộ tống. “Nhà nào cũng có người mặc pyjamas và áo ngủ nhìn ra đường nhưng không có dấu hiệu nào của sự hoảng sợ. Tôi có cảm giác là những con người này có thể ở lại trên đất của họ”.

Ở phía Bắc, có những trận chiến đẫm máu chống lại quân Syria và Labanon; ở Jerusalem, quân Ả Rập giành lại được những gì người Do Thái đã chiếm trước đó và cắt đứt đường về Mount Scopus; lực lượng của Ai Cập chiếm giữ một đồn cảnh sát có vị trí chiến lược ở phía Bắc Negev. Kẻ thù kiểm soát không phận, và ném bom nặng nề vào ga xe trung tâm Tel Aviv đã làm 42 người chết. Máy bay mà Ehud Avriel mua ở Tiệp Khắc vẫn chưa về đến nơi, các khí giới vẫn còn trong kho ở châu u hoặc lênh đênh trên biển. Vì thế mục tiêu trước mắt của Ben-Gurion là kéo dài thời gian.

Ngày 19.5, một ngày sau cuộc tấn công dữ dội của Syria được phát động, một phái đoàn từ các kibbutz ở thung lũng Jordan đã đến và đòi Ben-Gurion chi viện. Yosef Baratz, một trong những người bạn cũ của Ben-Gurion, yêu cầu đại bác, máy bay và viện binh. “Không có gì hết”,

Ben-Gurion đáp lại, “Không có đủ đại bác. Không có đủ máy bay. Thiếu quân trên tất cả các mặt trận. Chúng tôi không thể gửi viện binh”. Nghe vậy, một người trong phái đoàn bật khóc: “Ben-Gurion, ông vừa nói là chúng ta sắp bỏ rơi thung lũng Jordan?”.

Ben-Gurion đưa ba người bạn của ông đến gặp Yadin (Yigael Yadin (1917 - 1984), người chỉ huy Cuộc chiến Độc lập năm 1948 của Israel - Thanh Niên). Vị chỉ huy nói với Baratz: “Chúng tôi nắm khá rõ tình hình. Không có giải pháp nào khác là để quân Ả Rập đến cách cổng khoảng 20 đến 30 mét rồi hãy đánh trả lại xe bọc thép của họ”. Yadin đề xuất là họ sẽ tấn công xe tăng bằng chai cháy. Ngừng khóc, Baratz hỏi lại: “Yigael, có thể chấp nhận rủi ro như thế khi để họ đến cổng của (kibbutz) Degania chăng?”.

“Đúng thế”, Yadin nói. “Không có lựa chọn nào khác. Đồng ý rằng cách đó nhiều rủi ro, nhưng đó là cách duy nhất”.

Nhưng dù sao thì Yadin cũng đến gặp Ben-Gurion. Bốn khẩu đại bác nòng 65 mm kiểu địa hình, không thước ngắm, vừa về đến. Vì sự cũ kỹ của chúng nên được gọi là Napoleonchiks. Yadin giục Ben-Gurion chuyển chúng đến các kibbutz ở thung lũng Jordan. Ben-Gurion từ chối, vì ông cần chúng cho trận chiến mở đường về Jerusalem. Hai người tranh cãi dữ dội; cuối cùng thì họ thỏa hiệp.

Ben-Gurion đồng ý gửi đại bác đến thung lũng Jordan trong vòng 24 tiếng; sau đó, chúng phải được chuyển đến mặt trận trung tâm. Trong một trận đánh anh hùng ở cửa ngõ của kibbutz Degania, quân tự vệ đã chặn đứng xe bọc thép của kẻ thù và đẩy lùi cuộc tấn công. Đại bác cũng tham chiến, và quân Syria hốt hoảng vội vã rút lui.

Ngày tồi tệ nhất là ngày 22.5. Từ phía nam, một quân đoàn Ai Cập có xe bọc thép hộ tống bất thình lình tấn công Tel Aviv. Quân Ai Cập cũng vào đến Beershba và tấn công một số kibbutz ở phía bắc. Từng phần một, Liên quân Ả Rập chiếm các khu Do Thái ven Jerusalem và bây giờ đang đe dọa toàn bộ khu vực Do Thái, oanh tạc không ngừng. Các đơn vị liên quân cũng chiếm giữ đồn cảnh sát Latrun, nơi kiểm soát đường tới Jerusalem. Ở khu vực trung tâm còn có mối lo là quân viễn chinh Iraq, cùng với quân của Liên quân, có thể xuyên thủng hàng rào phòng thủ của Do Thái và đi ra biển, khi đó sẽ chia cắt đất nước ra làm hai.

Một ngày nữa qua đi, và bất chấp các tín hiệu xấu từ chiến trường, Ben-Gurion thấy một tia hy vọng. Chiếc máy bay Messerschmitts đầu tiên, do Đức chế tạo, đã từ Tiệp Khắc về đến nơi, và dưới một vỏ bọc tuyệt đối bí mật, năm kỹ thuật viên Tiệp đã đến và bắt đầu lắp ráp máy bay.

Ngô Minh Trí
(lược trích)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.