Ngư dân đóng tàu lớn quyết bám biển Hoàng Sa

30/05/2014 16:30 GMT+7

(TNO) Mặc cho tình hình biển Đông đang 'nóng', ngư dân tỉnh Quảng Bình vẫn đóng mới tàu cá với công suất lớn hơn, quyết tâm ra khơi, bám biển.

(TNO) Mặc cho tình hình biển Đông đang "nóng", ngư dân tỉnh Quảng Bình vẫn đóng mới tàu cá với công suất lớn hơn, quyết tâm ra khơi, bám biển.

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Ngư dân Bảo Ninh đóng mới những con tàu công suất lớn để vươn khơi xa

Đóng tàu lớn, sẵn sàng bám trụ trên biển 

Những ngày này, ngư dân xã biển Bảo Ninh, TP.Đồng Hới đang ra sức đóng tàu mới với công suất lớn để nhanh chóng hạ thủy, vươn khơi xa.

Thôn Hà Thôn có 2 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Trời gần trưa, nắng như đổ lửa nhưng chủ thợ vẫn miệt mài làm việc.

Cơ sở của anh Hoàng Viết Thắng có 3 hệ thống đường ray, xe gòng để đưa tàu từ dưới sông lên bờ. Khi tôi đến, trên công xưởng đang đóng mới 2 chiếc và sơn sửa 3 chiếc khác. Hai chiếc đóng mới đều có công suất máy trên 500 CV, tổng trị giá cả vỏ, máy tàu, lưới trên 2 tỉ đồng.

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Thợ hối hả làm việc để tàu kịp thời "xung trận" trên biển

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Ngư dân Phạm Anh Hùng theo dõi kíp thợ làm việc

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Một con tàu được gấp rút sơn lại để ra khơi

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Hết chiếc này đến chiếc khác được kéo lên công xưởng của anh Thắng

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Chủ xưởng Hoàng Viết Thắng nỗ lực làm việc để những con tàu nhanh chóng ra biển

Trong 2 chiếc đóng mới thì chiếc của anh Phạm Anh Hùng được đóng theo công nghệ mới và là chiếc thứ 2 tại tỉnh Quảng Bình. Theo thợ đóng tàu, kết cấu xương sống tàu được kéo dài ra phía sau, chân vịt gắn vào đó, tạo thế chắc chắn và lực đẩy mạnh hơn.

Những chủ tàu mới này cho biết họ đóng tàu lớn để đánh bắt tại những ngư trường xa ở Hoàng Sa. Trước tình hình Trung Quốc đang xâm phạm vùng biển Hoàng Sa, các ngư dân Bảo Ninh tỏ ra khá lo lắng nhưng họ khẳng định không hề bỏ ý định ra Hoàng Sa đánh bắt mà càng quyết tâm đóng tàu nhanh để đi. 

Anh Phạm Anh Hùng nói: “Lo lắng chứ, nó lộng hành, ngang ngược, giờ mình có tàu đi ra đó không lo sao được, mặc dù mình đang đi trên đất của mình. Thế nhưng, chúng tôi không sợ, ngược lại càng quyết tâm đóng nhanh tàu để ra ngoài đó xem tình hình thế nào. Mình ngán gì nó, phải có kế sách trị lại chứ...”.

Những người thợ như anh Thắng cũng chung tâm trạng đó. “Tôi cũng lo nhanh tay nhanh chân, sửa cho nhanh để anh em còn ra biển, biển mình không thể thiếu tàu mình được”, anh Thắng nói thêm.

Theo lời kể, ngư dân Trung Quốc vào đánh bắt bằng dạ, lưới ngay rất gần bờ, chỉ cách chừng 50-70 hải lý; có khi vào gần đảo Cồn Cỏ.

Anh Hồ Chí Quốc cho hay ngư dân Trung Quốc thường dùng lưới lớn quét và ép tàu của ngư dân mình; để trị lại chỉ có cách đóng tàu lớn như của nó hoặc hơn nó. Và anh vay mượn thuê thợ đóng tàu mới với công suất trên 600 CV.

Anh Quốc tâm sự: “Tàu mình lớn vừa mang lại hiệu quả đánh bắt cao hơn vừa không bị tàu Trung Quốc chèn ép, thậm chí còn xua đuổi được tàu nó ra khỏi vùng biển nước mình”. 

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Trời nắng như đổ lửa nhưng thợ đóng tàu vẫn miệt mài làm việc

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Ép gỗ cong để đóng thành tàu

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Những con tàu lớn đang dần thành hình để vươn khơi xa

Ngư dân Quảng Bình đóng tàu lớn để đi Hoàng Sa
Trong khi đó, những con tàu khác rời khu neo đậu, ra khơi đánh cá

Bài, ảnh: Trương Quang Nam

>> Doanh nghiệp hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá vỏ sắt
>> Giảm giá cho ngư dân đóng tàu sắt
>> Tiếp tục hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn
>> Ngư dân đóng tàu công suất lớn
>> Hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn khơi
>> Những hình ảnh nóng bỏng từ 'điểm nóng' Hoàng Sa
>> Tin nóng từ Hoàng Sa: Tàu Việt Nam phá vòng vây khu vực gần giàn khoan Hải Dương-981
>> Hoàng Sa nơi đầu sóng - Kỳ 4: Bát canh quý hơn vàng
>> Tường thuật từ Hoàng Sa 28.5: Máy bay do thám Trung Quốc lượn sát tàu Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.