Công nghệ độc quyền ca sĩ hiện nay: Được gì và mất gì?

18/11/2006 16:09 GMT+7

Sự kiện ca sĩ Nhật Tinh Anh "đầu quân" vào Công ty Nhạc Xanh và đã được công ty này vực dậy tên tuổi, trở thành một trong những gương mặt trẻ ăn khách hiện nay sau một thời gian dài tự "bơi" lênh đênh trên thị trường âm nhạc.

Hay việc ca sĩ trẻ Quốc Đại chưa được ai biết đến đã trở thành gương mặt được dư luận chú ý vì liên tục xuất hiện trong CD, DVD chất lượng cao của hãng Kim Lợi, song ca với ca sĩ Cẩm Ly (từ khi Quốc Đại trở thành ca sĩ độc quyền của Kim Lợi Studio) cho thấy sự "lợi hại" của công nghệ độc quyền ca sĩ đối với thị trường âm nhạc.

"Công nghệ độc quyền ca sĩ" của nhiều ông bầu đã góp phần làm nhộn nhịp hơn cho một thị trường âm nhạc đang khá buồn tẻ, và nó tồn tại như một nhân tố không thể thiếu trên thị trường âm nhạc. Thế nhưng đằng sau những tín hiệu lạc quan đó vẫn chứa đầy bất ổn.

Độc quyền để chuyên nghiệp hơn

Đối với các quốc gia có nền công nghệ giải trí tiên tiến, khán giả muốn nghe hoặc xem một ca sĩ nào hát thì sẽ phải tìm đến một địa chỉ hay một trung tâm "bắt buộc" nào đó đã gắn liền hay góp phần gầy dựng nên tên tuổi của ca sĩ kia. Dù Việt Nam ta có đi... hơi

Các "bầu" tư nhân luôn đạt được thành công trong việc lăng-xê ca sĩ độc quyền hơn là nhờ những chiêu thức và quyết định táo bạo. Nhưng việc làm này đôi khi tỏ ra bất cập đối với một số hãng nhà nước vì không thể đi theo từng ca sĩ để thu tiền sô diễn được. Cách độc quyền ca sĩ phổ biến trong thời gian qua của một số hãng là độc quyền ghi âm băng đĩa, có thể đôi khi chỉ là độc quyền album và hình thức chỉ độc quyền album hay độc quyền ghi âm ghi hình. Khi đó nếu ca sĩ đã hết thời hạn hợp đồng độc quyền thì hãng sản xuất cũng chỉ được "thơm lây", coi như chỉ là phần "hương hoa" trong quá trình hoạt động, kinh doanh nghệ thuật.

chậm hơn các nước khác trong việc hình thành "công nghệ lăng-xê", nhưng khi đã hình thành thì "tốc độ phát triển" cũng nhanh đến chóng mặt. Đến nay danh từ "ca sĩ độc quyền" đã không còn xa lạ trong đời sống âm nhạc nước ta, chỉ cần đọc tên một ca sĩ là mọi người có thể kể vanh vách ca sĩ đó được độc quyền bởi trung tâm nào,


Nhật Tinh Anh đầu quân cho Công ty Nhạc Xanh

thời hạn bao lâu, hay được "chuyển nhượng" từ nơi nào.

Đó là dấu hiệu của việc hình thành một thị trường âm nhạc chuyên nghiệp, vì sự "chung chạ" các giọng ca ở nhiều trung tâm đôi khi làm cho những ca sĩ cũng khó xử và khán giả thì lại tỏ ra... khó chịu vì mua sản phẩm của bất kỳ trung tâm nào thì cũng chỉ có bấy nhiêu khuôn mặt ca sĩ đó "xào đi nấu lại". Việc các hãng đầu tư cho một đội ngũ ca sĩ độc quyền là điều tất yếu để giúp cho hoạt động ghi âm và biểu diễn ngày càng chuyên nghiệp hơn. Một khi tên tuổi của một ca sĩ cũng là bộ mặt của một công ty thì khi đó ca sĩ sẽ được công ty đầu tư đến nơi đến chốn.

Độc quyền để "chim đa đa" đừng bay xa

Nếu nói độc quyền ca sĩ chỉ vì muốn hướng tới một thị trường âm nhạc chuyên nghiệp hơn thì cũng chưa đủ thuyết phục các trung tâm hay bầu sô phải lắm

Nhiều ngôi sao nhạc trẻ hay những ca sĩ "đang lên" hiện là ca sĩ độc quyền của những bầu sô chuyên nghiệp và là "bộ mặt" của các bầu sô như giọng hát và hình ảnh của Nguyễn Phi Hùng gắn liền với trung tâm Tài Năng Mới của "bầu" Thủy Nguyễn, ca sĩ Cẩm Ly với Kim Lợi studio của "bầu" Hữu Minh, Đan Trường với HT Production của "bầu" Tuấn Thasô, Ưng Hoàng Phúc với Thế Giới Giải Trí, Khánh Ngọc - Nhật Tinh Anh với Nhạc Xanh... Đó là những ca sĩ thành công nhờ "công nghệ độc quyền".
gian truân đi tìm ca sĩ để độc quyền, mà nguyên nhân sâu xa là nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn hay kiếm lời từ các khoản đầu tư của các nhà sản xuất. Trong tình hình cơ chế thị trường  can thiệp vào mọi ngõ ngách của đời sống thì chắc chắn những mối quan hệ tình cảm suôn sẻ không còn đủ sức để giữ chân một ca sĩ ở lại làm việc lâu dài cho một trung tâm. Ai cũng biết để lăng-xê thành công một "ngôi sao" thì đôi khi phải tốn hàng tỉ đồng là chuyện thường, nhưng nếu chưa thu lại đủ vốn mà chàng (hay nàng) cao chạy xa bay thì nhà sản xuất coi như phá sản. Chính vì vậy mà trong mối quan hệ "cộng sinh" này phải có sự ràng buộc về vật chất lẫn pháp lý hẳn hoi mới mong tránh cái cảnh "chim đa đa bay xa" trong làng ca nhạc để sự "cộng sinh" có thể


Ca sĩ Cẩm Ly vẫn gắn bó với Kim Lợi Studio

thành "cộng hưởng".

Rõ ràng, chỉ khi ca sĩ chấp nhận ký hợp đồng độc quyền và chia phần trăm trên doanh thu biểu diễn cho các nhà sản xuất thì nhà sản xuất mới mạnh dạn đầu tư, và đầu tư như thế nào là do tỷ lệ ăn chia thỏa thuận giữa đôi bên. Thế nhưng khi ca sĩ muốn dứt áo ra đi thì luôn bị bầu sô "ngáng chân" để chờ ngày ra... tòa án giải quyết thanh lý hợp đồng,  do đó ca sĩ không thể đi biểu diễn mà bầu sô cũng chẳng có doanh thu. Trường hợp kiện cáo của hai ca sĩ Thiên Trường - Địa Hải với công ty Kha Khang Lê là một ví dụ. Khi đó thì cái hợp đồng độc quyền lại trở thành cái "gông" đeo vào cổ cả ca sĩ và nhà sản xuất.

Và độc quyền để... nghiệp dư hóa

Đó là những hoạt động độc quyền ca sĩ nhưng để... tự "lăng-xê" (công ty) mình. Nhìn ở góc độ của người làm nghệ thuật thì đây là một việc không lành mạnh, thế nhưng nếu nhìn ở góc độ kinh doanh thì đó là chuyện rất bình thường. Hiện trạng trái khoái này vẫn tồn tại và có khuynh hướng "tăng trưởng" nhanh trong thị trường âm nhạc hiện nay. Bên cạnh những công ty đã ký độc quyền ca sĩ và "lăng-xê" thực thụ thì cũng có không ít những

Lý giải tình trạng nhiều ca sĩ độc quyền đến "già" cũng chưa nổi tiếng, bầu sô Hoàng Tuấn cho biết: Một cá nhân khi quyết định đầu tư độc quyền ca sĩ để lăng-xê cũng có nghĩa là phải bỏ cả tài sản của mình vào đó nên phải sống chết cùng với ca sĩ của mình. Dù đêm hôm khuya khoắt gì cũng phải "lặn lội" theo ca sĩ và vì là tiền túi của mình đầu tư nên có gì cảm thấy cần thiết là móc bóp chi ngay. Một bầu sô thực sự là người phải có tâm huyết với nghề và phải hết sức hết lòng với ca sĩ của mình thì mới mang lại thành công. Tuy nhiên bầu sô là người phát hiện và chọn ca sĩ để ký độc quyền lăng-xê, thế nhưng việc có thành "sao" hay không cũng phải do những nỗ lực cá nhân từ phía ca sĩ, chứ không thể nhận xét một chiều, thấy ca sĩ ký độc quyền đã lâu mà không "lên" thì lại đổ lỗi cho bầu sô. 
"công ty" ký độc quyền hàng loạt ca sĩ chỉ để nhằm làm cho dư luận chú ý đến... mình, sau đó "nhảy" sang tổ chức các hoạt động khác để kệ ca sĩ "sống chết mặc bay". Chuyện độc quyền khá... độc địa này phổ biến ở các hãng hay các bầu sô thuộc dạng làm ít... nói nhiều, vì muốn cho mọi người biết mặt biết tên mình nên cứ mời ca sĩ đến ký hợp đồng với đủ những lời hứa hẹn viển vông, công bố với báo chí là mình có trong tay năm, sáu ca sĩ độc quyền và sau đó cứ... "ngâm" dài dài từ năm này qua tháng nọ, không hề có một chiến lược đào tạo, "lăng-xê", và cũng chẳng có album phát hành hay hoạt động biểu diễn nào.

Các "công ty" này không muốn làm hay là... không có khả năng để làm. Cho đến khi ca sĩ tỏ ra nôn nóng và nản lòng đòi thanh lý hợp đồng thì "bầu" lại được dịp "lên báo" tiếp. Những thông cáo báo chí kiểu công ty này "thanh lý" ca sĩ kia rồi lại lôi kéo ca sĩ khác về gây ồn ào trong dư luận thể hiện bộ mặt đầy rối ren của thị trường âm nhạc. Cái lợi của những người trong cuộc là được "biết" đến nhiều hơn nhờ mấy vụ hợp tan  tan hợp kiểu này. Và làng ca nhạc ngày càng xuất hiện nhiều bầu sô tham gia mở công ty và ký độc quyền ca sĩ một cách vô tội vạ, còn các ca sĩ trẻ thì cũng lao vào ký độc quyền để được "lăng-xê" như những con thiêu thân lao vào ánh đèn sân khấu. 

Đành rằng việc độc quyền ca sĩ là một khuynh hướng tất yếu để hình thành nên một môi trường hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, thế nhưng sự xuất hiện ào ạt của nhiều công ty có trình độ... "tay ngang" như hiện nay đã làm rối ren thêm trên một thị trường âm nhạc mới hình thành với nhiều điều bất ổn. Sự xuất hiện của nhiều công ty và bầu sô giàu ý tưởng nhưng thiếu chuyên môn lẫn kinh nghiệm đã biến hoạt động độc quyền ca sĩ thành những xì-căng-đan không đáng có và góp phần... "nghiệp dư hóa" các hoạt động âm nhạc hiện nay.

Nguyễn Nhất Huy

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.