Nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh vì trẻ em phải bỏ qua tiêm chủng định kỳ vì đại dịch Covid-19

La Vi
La Vi
16/07/2021 14:35 GMT+7

Các cơ quan Liên Hợp Quốc hôm 15.7 cho biết gần 23 triệu trẻ em bị nhỡ tiêm chủng định kỳ do Covid-19 , khiến số ca dịch sởi , bại liệt và các bệnh có thể phòng ngừa khác tăng mạnh.

Ngày 15.7, Liên Hợp Quốc cho biết gần 23 triệu trẻ em đã bị nhỡ tiêm chủng định kỳ trong năm 2020 do đại dịch Covid-19. Đây là con số cao nhất trong hơn một thập niên. Điều này đã dẫn đến sự bùng phát các bệnh có thể phòng ngừa ở trẻ em như sởi, bại liệt và nhiều bệnh khác. 
Ephrem Lemango, Trưởng phòng tiêm chủng của UNICEF, cho biết: "Dữ liệu mới nhất cho thấy sự gia tăng đáng báo động về số lượng trẻ em không được tiêm bất kỳ mũi vắc xin nào, đặt tính mạng của hàng triệu trẻ em trước nguy cơ lớn. Hầu hết số trẻ em bị nhỡ vắc xin đều sống trong những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột, khủng hoảng, sống trong các cộng đồng thiếu thốn, vùng sâu vùng xa, các khu ổ chuột, đặc biệt là ở các khu vực nghèo của đô thị". 

Chương trình tiêm chủng trẻ em ở Vùng Gambella, Ethiopia năm 2017.

Reuters

Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất thế giới. Bệnh này có thể gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sởi đặc biệt nguy hiểm ở các nước châu Phi và châu Á - nơi có hệ thống y tế yếu kém. 
Không chích đủ vắc xin định kỳ đồng nghĩa với việc trẻ em sẽ dễ bị lây nhiễm hơn khi các quốc gia đang bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19
10 quốc gia chiếm phần lớn trong số 22,7 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin ngừa bạch hầu, uốn ván và ho gà vào năm 2010. Con số này nhiều hơn 3,7 triệu so với năm 2019 và cao nhất kể từ năm 2009. 

Chậm tiêm chủng dẫn đến sự bùng phát các bệnh có thể phòng ngừa ở trẻ em.

Reuters

Báo cáo cho biết thêm rằng 66 nước đã hoãn ít nhất một chiến dịch tiêm vắc xin định kỳ trẻ em. Trong khi đó, một số nước đang bắt kịp tiến độ. 
Ấn Độ, Nigeria, Afghanistan, Mali, Somalia và Yemen là những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự chậm trễ trong việc tiêm chủng cho trẻ em. 
WHO đã kêu gọi các nước không nên sớm dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch bệnh và giãn cách xã hội khi họ bước đầu thoát khỏi dịch Covid-19.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.