Sứ mệnh khó khăn nhất của Curiosity

17/07/2012 11:03 GMT+7

(TNO) Thiết bị tự hành Curiosity của NASA chuẩn bị đáp lên bề mặt sao Hỏa vào ngày 6.8, khởi động sứ mệnh hai năm nhằm giải mã bí ẩn liệu hành tinh đỏ có từng nuôi dưỡng sự sống.

(TNO) Thiết bị tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chuẩn bị đáp lên bề mặt sao Hỏa vào ngày 6.8, khởi động sứ mệnh hai năm nhằm giải mã bí ẩn liệu hành tinh đỏ có từng nuôi dưỡng sự sống.

Tất nhiên, việc đáp thiết bị tự hành có kích thước cỡ chiếc xe hơi không phải là chuyện dễ dàng, theo AFP dẫn lời các chuyên gia NASA.

 
Curiosity đang mang theo hy vọng của loài người trong nỗ lực khám phá sự sống trên sao Hỏa - Ảnh: AFP

“Cú tiếp đất của Curiosity là sứ mệnh khó nuốt nhất trong lịch sử thám hiểm hành tinh bằng robot”, theo người đứng đầu Ban giám đốc Sứ mệnh khoa học của NASA là ông John Grunsfeld.

“Trong khi thách thức thật khủng khiếp, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng sứ mệnh này sẽ thành công nhờ vào kỹ năng và quyết tâm của đội chuyên gia”, ông Grunsfeld tự tin phát biểu.

Curiosity, cỗ máy trong mơ trị giá 2,5 tỉ USD của NASA, đã được phóng từ mũi Canaveral ở Florida (Mỹ) vào tháng 11.2011 và dự kiến sẽ đáp lên hố Gale của sao Hỏa vào ngày 6.8 tới.

Thiết bị tự hành này, với 6 bánh xe và nặng gần 1 tấn, đang trên đường hoàn tất cuộc hành trình 570 triệu km xuyên hệ mặt trời.

Hạo Nhiên

>> Truy tìm dấu vết sự sống trên sao Hỏa
>> Phát hiện mới về nước trên sao Hỏa
>> Tồn tại vật chất sống cơ bản trên sao Hỏa
>> NASA từng hủy diệt sự sống trên sao Hỏa?
>> Sao Hỏa “siêu khô hạn” hơn 600 triệu năm
>> Giã biệt Spirit

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.