Đang dịch, có nên dùng vắc-xin phòng tả?

17/11/2007 22:46 GMT+7

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng bệnh tiêu chảy cấp: Mặc dù cơ bản được khống chế, nhưng nguy cơ lây lan dịch bệnh còn rất lớn qua nguồn nước bề mặt tại khu vực có người bệnh, từ thức ăn ô nhiễm, do giao lưu của bệnh nhân giữa các địa phương, từ vùng có dịch. Sau hai tuần công bố dịch, số bệnh nhân được xác định nhiễm khuẩn đã xuất hiện tại 14 tỉnh thành và đường lây rất phức tạp.

Bệnh Tả lây lan rất nhanh

Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO: "Tả là bệnh gây ra bởi trực khuẩn Vibro choera trong phân người, lây truyền qua đường thực phẩm. Bệnh gây ra thường liên quan đến nguồn nước cung cấp không hợp vệ sinh hoặc bị nhiễm khuẩn". 

Bệnh tả có đặc điểm điển hình là gây ra tình trạng tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước đột ngộåt, do đó gây tử vong chủ yếu là do tình trạng cơ thể mất nước. Theo WHO: Thời gian ủ bệånh cực kỳ ngắn - chỉ có 2 giờ đến 5 ngày. Đây chính là đặc điểm liên quan đến tốc độ bùng phát dịch tả, cũng như số lượng bệnh nhân tăng rất nhanh chóng.

* Vắc-xin hiện tại không khuyến nghị sử dụng khi đang trong vụ dịch với lý do là cần sử dụng 2 liều, cần khoảng thời gian dài để đạt hiệu lực và khó khăn trong việc triển khai khi sử dụng vắc-xin trong cộng đồng.

* Thói quen chữa bệånh bằng kháng sinh hoặc hóa trị liệu của cộng đồng đều không có liên quan nhiều đến việc hạn chế lây truyền bệnh tả mà còn có thể gây ra tác dụng ngược lại, do tăng nguy cơ kháng kháng sinh và tạo cảm giác được bảo vệ giả tạo.

Một điều rất nguy hiểm nữa đó là 75% người nhiễm tả không thể hiện bất cứ triệu chứng nào, trong khi đó, số này vẫn có thể là nguồn lây lan, vì vi khuẩn tả có thể tồn tại trong phân từ 7-14 ngày. Bệnh tả có độc tính rất cao, có thể gây tử vong ở người khỏe mạnh chỉ trong vài giờ. Theo Bộ Y tế, nơi xuất hiện một ca mắc tả đã được xác định là một ổ dịch.

Vắc-xin phòng tả không được khuyến dụng khi có dịch

Hiện nay, vắc-xin phòng bệnh tả dạng uống được quốc tế công nhận và cho phép lưu hành là OCV. Tuy nhiên, số lượng có rất ít và chỉ khuyến nghị sử dụng cho khách du lịch. Để hiệu quả, vắc-xin này cần uống đủ hai liều, cách nhau 10-15 ngày. Uống mỗi liều với 150 ml nước sạåch.

Bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp điều trị ở Hà Nội - ảnh: Nam Sơn

"Sử dụng vắc-xin phòng tả bằng đường uống chưa bao giờ được WHO khuyến nghị" - Bộ Y tế cho biết. Nguyên nhân do vắc-xin này có hiệu lực thấp và gây ra nhiều tác dụng phụ. Việc này cũng không triển khai khi đang trong thời điểm có vụå dịch với lý do: cần sử dụng hai liều và cần thời gian dài để đạt được hiệu lực.

Các chuyên gia cho biết thêm: vắc-xin phòng tả chỉ có hiệu lực với khoảng 60%-70% người sử dụng và nếu có hiệu lực, thì cũng chỉ có trong thời gian ngắn. Trong khi đó, sau khi uống vắc-xin, người uống có thể chủ quan mà không thực hiện các dự phòng cần thiết, vì vậy, càng tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Với những lý do nêu trên, WHO cho biết vừa qua, một quốc gia có dịch tiêu chảy cấp với hơn 30.000 người mắc, trong đó 3.315 người dương tính với khuẩn tả, nhưng cũng không được khuyến nghị sử dụng

vắc-xin phòng tả. "Cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm là biện pháp rất quan trọng để phòng chống bệnh tả" - các chuyên gia nhấn mạnh. 

Nam Sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.