Trường Sa lấy bàng vuông thay mai, đào ăn Tết

27/01/2014 10:15 GMT+7

(TNO) Vào thăm đất liền những ngày cuối năm là dịp hiếm hoi của các chiến sĩ ở Trường Sa. Gặp các anh ngay tại TP.HCM, trước khi các anh lại quay ra đảo làm nhiệm vụ những ngày tết là khoảnh khắc thú vị để nghe các anh trải lòng về cái tết giữa biển khơi.

(TNO) Xuân đến, tết về là lúc nhiều người con xa xứ lại mong chờ và trở về đoàn tụ với gia đình, người thân. Thế nhưng, ngoài đảo xa trùng trùng sóng gió, các chiến sĩ Trường Sa, nhà giàn DK1 vẫn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền quê hương, canh giữ biển trời Tổ quốc.

Biên đảo không xa đâu: Lấy bàng vuông thay mai, đào ăn Tết 1
Chiến sĩ gói bánh ăn tết ở Trường Sa - Ảnh: Chí Nhân

Thiếu tá Phạm Quốc Hùng, Chính trị viên Đảo Đá Lớn, Trường Sa, chia sẻ: Hiện nay, trên đảo Đá Lớn, đời sống của anh em đã được cải thiện rất nhiều. Đời sống vật chất và cả tinh thần đều được đảm bảo tốt hơn.

Gần với đất liền

Trong đó, hiện trên đảo Đá Lớn, anh em đã có dàn karaoke, xem truyền hình kỹ thuật số, mạng sóng điện thoại. Đặc biệt là mạng 3G để đọc báo, cập nhật tin tức hằng ngày.

“Cuộc sống ở Trường Sa bây giờ đã gần đất liền nhiều hơn so với ngày trước”, thiếu tá Hùng tâm sự.

Hiện nay, hằng quý, vẫn có những chuyến tàu cấp hàng đi Trường Sa để mang rau xanh, thực phẩm tươi sống ra cho anh em bộ đội. Ngoài ra, ở đảo, khi thời tiết thuận lợi, các chiến sĩ cũng tăng gia sản xuất.

Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với nhau, cuộc sống trên đảo đã kết nối các chiến sĩ như anh em trong một nhà.

Năm hết tết đến là đợt thay quân. Những anh em đã hết thời gian làm nhiệm vụ thì về lại đất liền, ăn tết với gia đình, người thân. Những anh em còn nhiệm vụ thì ở lại, chuẩn bị ăn tết ở đảo. Tất cả đều rất quyến luyến...!

Những chuyến tàu từ đất liền ra đảo mỗi dịp cuối năm đều mang theo hàng hóa, quà của người dân trên đất liền ra đảo, mang theo sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân với chiến sĩ ở đảo Trường Sa.

“Đó là tình cảm sưởi ấm, là niềm vui của các chiến sĩ mỗi dịp tết về” - thiếu tá Hùng cho biết.
 

Biên đảo không xa đâu: Lấy bàng vuông thay mai, đào ăn Tết 2

Biên đảo không xa đâu: Lấy bàng vuông thay mai, đào ăn Tết 7
Gói bánh chưng ăn tết - Ảnh: Chí Nhân

Biên đảo không xa đâu: Lấy bàng vuông thay mai, đào ăn Tết 5
Thiếu tá Phạm Quốc Hùng - Ảnh: Diệp Đức Minh

Theo thiếu tá Hùng: “Trên đảo dù không có cây mai, cây đào nhưng anh em vẫn tận dụng những cây bàng vuông, cây cảnh ngoài đó để trang trí tết. Không khí tết ngoài Trường Sa rất đầm ấm!”

 

“Trên đảo dù không có cây mai, cây đào nhưng anh em vẫn tận dụng những cây bàng vuông, cây cảnh ngoài đó để trang trí tết. Không khí tết ngoài Trường Sa rất đầm ấm!” - thiếu tá Phạm Quốc Hùng

Hết mình vì Trường Sa

Trong khi đó, thiếu tá Dương Văn Hoan, Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Nhà giàn DK1, chia sẻ cho biết nhà giàn đã có trạm thu phát sóng điện thoại thể hiện sự nối liền giữa nhà giàn DK1 với đất liền, với TP.HCM.

“Đồng bào, nhân dân đã dành tình cảm ấm áp cho chiến sĩ. Chiến sĩ nhà giàn chúng tôi luôn yên tâm, chắc tay súng, ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ quốc”, thiếu tá Hoan khẳng định.

Chuẩn bị đón xuân đến, cán bộ chiến sĩ ở nhà giàn cũng chuẩn bị đầy đủ lá dong, gạo nếp, thịt heo; cũng tổ chức các trò chơi ngày xuân như bóng bàn, ném vòng cổ chai để có niềm vui xuân, bớt đi nỗi nhớ nhà.

Nhưng đặc biệt quan trọng nhất là: “Mặc dù vui xuân đón tết nhưng vẫn không quên nhiệm vụ. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc là nhiệm vụ hàng đầu!”, thiếu tá Hoan quả quyết.

 Biên đảo không xa đâu: Lấy bàng vuông thay mai, đào ăn Tết 6
Ông Phan Thành, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp VN ở nước ngoài - Ảnh: Diệp Đức Minh

Trường Sa, biển đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong những ngày xuân này, không chỉ có tình cảm của người dân trong nước mà cả kiều bào ở nước ngoài cũng một lòng hướng về Trường Sa.

Có dịp gặp gỡ các chiến sĩ Trường Sa về thăm đất liền, ông Phan Thành, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp VN ở nước ngoài xúc động: “Tôi mong muốn đi Trường Sa nhưng chưa có dịp. Được gặp trực tiếp những người cụ thể góp phần bảo vệ biển đảo, tôi rất xúc động! Thấy anh em thân thương lắm!”.

Theo ông Thành, Trường Sa, biển đảo cũng là điều rất thiêng liêng đối với cả đồng bào ta ở nước ngoài. Có rất nhiều Việt kiều đã đem bản đồ, sách vở, tài liệu, bất cứ bằng chứng gì về chủ quyền biển đảo của Việt Nam mà mình có được về đóng góp cho đất nước.

“Người VN ở nước ngoài sẵn sàng đóng góp bất cứ gì cho chiến sĩ, cán bộ ở Trường Sa. Rất ủng hộ việc bảo vệ chủ quyền biển đảo”, ông Phan Thành khẳng định.

Tuy nơi cách đất liền gần nhất cũng phải đến 248 hải lý nhưng Trường Sa vẫn rất gần trong mỗi trái tim người Việt Nam. Như lời ca khúc Gần lắm Trường Sa của nhạc sĩ Hình Phước Long:

Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ
Bên đồng đội yêu thương, chỉ có loài chim biển.
Sóng vỗ điệp trùng quanh gành trúc san hô.
Trường Sa ơi, biển đảo quê hương...
Không xa đâu, Trường Sa ơi!
Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên em
”.

Nguyên Mi

>> Lãnh đạo Khánh Hòa chúc tết Trường Sa
>> Học sinh viết thư gửi chiến sĩ Trường Sa
>> Hơn 200 văn nghệ sĩ chúc xuân chiến sĩ Trường Sa
>> Việt kiều Áo ủng hộ kinh phí xây trường học tại Trường Sa
>> Trường Sa mùa biển động: Nhà sư đi... biển
>> Việt kiều Áo ủng hộ kinh phí xây trường học tại Trường Sa
>> Trường Sa mùa biển động: Món quà nhỏ từ đất liền
>> Trường Sa mùa biển động: Tưởng niệm các anh hùng yên nghỉ giữa lòng biển

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.