Xuất khẩu gặp khó ở EU

10/12/2011 00:22 GMT+7

Là thị trường xuất khẩu quan trọng (chỉ sau Mỹ), vì vậy khủng hoảng của kinh tế khu vực đồng tiền chung châu u (eurozone) đang ảnh hưởng tiêu cực lên tình hình xuất khẩu của VN.

Là thị trường xuất khẩu quan trọng (chỉ sau Mỹ), vì vậy khủng hoảng của kinh tế khu vực đồng tiền chung châu u (eurozone) đang ảnh hưởng tiêu cực lên tình hình xuất khẩu của VN.

 

Biến động ở thị trường EU khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn - Ảnh: D.Đ.M

Giảm mạnh

Bà Trương Thị Lệ Khanh - TGĐ Công ty CP Vĩnh Hoàn, một doanh nghiệp (DN) chuyên về xuất khẩu cá tra, cá ba sa - cho biết lượng hàng xuất khẩu vào EU đang có xu hướng giảm nhẹ. Những bất ổn của thị trường đã tác động tương đối rõ ràng lên DN xuất khẩu thủy sản. Cụ thể, rất khó điều chỉnh giá với đối tác EU, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Hoặc có thì mức điều chỉnh cũng không tương xứng. Chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 150 triệu USD/năm nên việc suy yếu của thị trường EU gây ảnh hưởng không nhỏ đến Vĩnh Hoàn.

Rau quả đông lạnh và đóng hộp cũng là sản phẩm thế mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. Nhưng các mặt hàng này cũng đang gặp khó. Ông Nguyễn Văn Đấu, TGĐ Công ty CP rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), cho hay những năm trước tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào EU khoảng 9 - 10 triệu USD/năm, năm nay giảm xuống còn 4 - 5 triệu USD. “EU là thị trường lớn, tiềm năng, nhưng giai đoạn này phải thật cẩn thận trong khâu thanh toán. Mới hôm qua, chúng tôi tiếp đối tác EU, họ đề nghị thanh toán chậm trong vòng 2 tháng nên chúng tôi không dám bán nhiều. Đa số đối tác EU hiện đều muốn thanh toán như vậy, nên các DN ngại bán số lượng lớn. Tốt nhất là phòng ngừa rủi ro, chẳng may đối tác vỡ nợ thì chết chùm”, ông Đấu chia sẻ.

Ông Đặng Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), cho biết đồ gỗ xuất khẩu vào EU giảm khoảng 10%. Thông thường, vào quý 4 năm trước, DN sẽ có hợp đồng xuất khẩu cho quý 1 năm sau, nhưng năm nay, nhiều đơn vị vẫn chưa có hợp đồng nào trong tay. Ông Võ Trường Thành, TGĐ Công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành, thừa nhận: “Các năm trước, thị trường EU chiếm 50% tổng kim ngạch của chúng tôi, nhưng nay chỉ còn 25%, tương đương 26 triệu USD/năm. Do đó, công ty phải bù đắp bằng cách đẩy mạnh vào các thị trường khác, như Nhật Bản, Mỹ…”.

Chủ động điều chỉnh thị trường

Vốn đầu tư từ EU chựng lại

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, nhóm 5 đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam trong 11 tháng qua dẫn đầu là Hồng Kông (3,09 tỉ USD), Nhật Bản (2,12 tỉ), Singapore (1,58 tỉ), Hàn Quốc (1,16 tỉ) và Trung Quốc (657 triệu). Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng dòng vốn từ EU vào Việt Nam sẽ chựng lại trong thời gian tới và Việt Nam vẫn phải dựa vào nguồn vốn từ Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc).

Theo Phòng Thương mại châu u (EuroCham), EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Mỹ khi tiêu thụ gần 20% sản phẩm do Việt Nam sản xuất trong năm 2010. Năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt hơn 9 tỉ euro và xuất siêu 4,9 tỉ euro. Với một số ngành hàng như da giày, thủy sản, cà phê, đồ gỗ và may mặc, EU là thị trường quan trọng nhất của ta. Còn theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu vào EU đạt 13,2 tỉ USD, tăng trưởng khá cao với 49%, nhập khẩu 6,1 tỉ USD, tăng 20%. Như vậy, xuất siêu với EU đạt 7,1 tỉ USD. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do giá tăng, chứ không phải khối lượng.

Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào Sanjay Kalra cho rằng, nhìn tổng quan, nền kinh tế toàn cầu đang ở giai đoạn nguy hiểm, nhóm G2 (Trung Quốc, Mỹ) tăng trưởng chậm và có nguy cơ suy yếu. Riêng EU tăng trưởng rất yếu, nguy cơ suy thoái rõ ràng. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế năm 2012 của eurozone dự báo ở mức thấp nhất với 1,1%, so với 1,6% của Anh; 1,8% của Mỹ và 1,9% của các nền kinh tế phát triển khác.

Như vậy, các nền kinh tế trong khu vực đồng euro sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong năm tới. Đồng nghĩa với việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này có nguy cơ không giữ được mức tăng trưởng cao. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nhận định: Diễn biến nợ công EU đang xấu, một số nước lâm vào khủng hoảng nợ quốc gia, phải thắt lưng buộc bụng và người dân đang rơi vào cảnh khó khăn, nhất là những người già về hưu. “Tình hình châu u sắp tới sẽ phức tạp hơn, tăng trưởng rất thấp. Do đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, thực phẩm, rau quả… không bị ảnh hưởng nhiều nhưng đồ gỗ, dệt may, da giày… chắc chắn sẽ giảm sút. DN cần điều chỉnh mặt hàng phù hợp với sức mua, nhưng quan trọng hơn là nên tìm kiếm thị trường mới để thay thế", ông Doanh nói.

N.Trần Tâm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.