Nhà vệ sinh công cộng 5 sao, người khuyết tật khó sử dụng

26/04/2014 15:05 GMT+7

(TNO) Một số nhà vệ sinh công cộng 5 sao mới đưa vào sử dụng tại những công viên lớn ở TP.HCM đã gây thất vọng về thiết kế trong cuộc khảo sát của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) sáng 26.4.

(TNO) Một số nhà vệ sinh công cộng 5 sao mới đưa vào sử dụng tại những công viên lớn ở TP.HCM đã gây thất vọng về thiết kế trong cuộc khảo sát của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) sáng 26.4.

 
Lối lên có độ dốc cao khiến xe lăn dễ ngã

Những nhà vệ sinh được cho là có chất lượng 5 sao này có thiết kế thoáng mát, miễn phí, có những phòng vệ sinh dành riêng cho người khuyết tật.

Thế nhưng, tại nhà vệ sinh công viên 23 Tháng 9, dốc cao và không gian hẹp khiến người tham gia khảo sát rất khó đưa xe lăn vào trong. Chị Ung Thị Phát Lợi, người tham gia khảo sát, nói: “Tôi vốn là vận động viên, xe lăn mà phải hết cố hết sức mới lên được dốc. Nếu không biết cách di chuyển, chiếc xe sẽ dễ bị bật ngửa”. Thêm vào đó, bồn rửa tay được đặt quá xa khiến người dùng không thể với tới vòi nước dù đã rướn người ra khỏi xe lăn.

Phòng vệ sinh 5 sao dành cho người khuyết tật tại công viên Tao Đàn lại có cửa quá hẹp nên những chiếc xe lăn không thể vào được. Di chuyển bằng nạng, chị Nguyễn Thị Diệu Trinh (ngụ ở phường.15, quận.Phú Nhuận) nhận xét: “Nền gạch không có độ bám cao, nên có nước sẽ khiến nạng dễ bị trượt”.


Bồn rửa tay xa tầm với
 người khuyết tật

So với quy chuẩn xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng được thì nhiều hạng mục như độ dốc, độ rộng đường dốc, độ rộng cửa, độ cao bồn rửa tay ở các nhà vệ sinh này chưa đạt yêu cầu, anh Nguyễn Minh Hảo (cộng tác viên truyền thông của DRD) cho biết. Người tham gia khảo sát cũng cho rằng những nhà vệ sinh này nên đặt những bảng hướng dẫn sử dụng và có chữ nổi cho người khiếm thị.

Theo một số nhân viên, thời gian qua, số người khuyết tật vào sử dụng nhà vệ sinh chỉ chiếm khoảng 10%. Được biết đây là các công trình thực hiện theo hình thức xã hội hóa với sự hỗ trợ toàn bộ chi phí từ các ngân hàng, số vốn đầu tư khoảng 800 triệu đồng/nhà vệ sinh.

Những ý kiến, đề đạt sau chuyến khảo sát sẽ được DRD tập hợp để gửi đến những cơ quan chức năng với mong muốn các công trình công cộng được thiết kế, xây dựng sát với nhu cầu của người khuyết tật hơn nữa.

Tin, ảnh: Như Lịch

>> TP.HCM xây nhà vệ sinh công cộng 5 sao
>> Nhà vệ sinh thành… nhà kho
>> Thiết bị tiết kiệm nước cho nhà vệ sinh
>> Đẻ rớt trong... nhà vệ sinh công cộng
>> Vẫn đề xuất làm nhà vệ sinh tiền tỉ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.