Thu hút nhân tài tại Đà Nẵng: Người tài thì cứ “tạt ngang”!

12/12/2008 23:54 GMT+7

Sau 8 năm triển khai chính sách thu hút nhân tài, Đà Nẵng đã đón trên 600 người đến làm việc. Tuy nhiên, chuyện ở lại, thăng tiến và ra đi của một số người cũng còn nhiều điều cần bàn. Ông Đặng Công Ngữ (ảnh) - Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng đã trao đổi với Thanh Niên xung quanh vấn đề trên.

Sau hơn 8 năm, Đà Nẵng đã tiếp nhận và bố trí việc làm cho 630 người, trong đó có 6 tiến sĩ, 90 thạc sĩ, 260 cử nhân tốt nghiệp ĐH loại giỏi và 274 tốt nghiệp loại khá. Trong số này, người ngoại tỉnh chiếm đến 30%.
Riêng năm 2008, chúng tôi đã tiếp nhận và bố trí việc làm cho 96 người, trong đó có 3 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 66 người tốt  nghiệp ĐH loại giỏi. Chúng tôi yêu cầu lãnh đạo đơn vị nơi tiếp nhận thường xuyên theo dõi, đánh giá, giúp đỡ và quan tâm nhiều hơn để những người mới tiếp cận công việc dễ dàng. Hiện đã có 13 lao động trong diện thu hút nhân tài được cử đi học tập, nghiên cứu tại nước ngoài và hơn 250 người được tuyển dụng vào biên chế.

* Dường như vẫn còn quá ít người tài mạnh dạn tham gia thi tuyển các chức danh lãnh đạo ?

“Chúng tôi khẳng định, qua thi tuyển, các bạn trẻ có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt thì cứ “tạt ngang” không phải xếp hàng chờ”.

Ông Đặng Công Ngữ

- Đà Nẵng hiện đang thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo ở các đơn vị. Có đơn vị tổ chức tuyển, chỉ có vài ba người tham gia. Nhưng cũng có nơi có tới 15 người đăng ký. Ít người dự tuyển chủ yếu là do tâm lý ngại thi không đạt ảnh hưởng đến uy tín cá nhân. Hơn nữa, do công tác tuyên truyền chưa mạnh, nên ít người biết. Chúng tôi khẳng định, qua thi tuyển, các bạn trẻ có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt thì cứ “tạt ngang” không phải xếp hàng chờ. Đến bây giờ, trong số những người đến Đà Nẵng, đã có 3 người được bổ nhiệm làm giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương; 33 người giữ chức trưởng, phó phòng thuộc sở; 5

 
Ảnh: H.T

người giữ chức vụ bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch cấp xã, phường.

* Vì sao, được tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong công việc lẫn chế độ (nhà, đất lẫn tiền) nhưng cũng có nhiều người tài bỏ đi, thưa ông?

- Theo tôi, việc đi - ở cũng là điều bình thường trong cuộc sống hiện đại. Khi có điều kiện thì họ sẽ thích làm việc khá hơn, thích thử sức mình ở các nơi khác ngoài cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có người so sánh thiệt hơn, hay vấp phải trở lực thăng tiến, phát triển kiến

Không chỉ thu hút nguồn lực từ bên ngoài, Đà Nẵng còn quan tâm đào tạo tại chỗ đối với học sinh đang theo học tại các trường THPT trên địa bàn. Đã có 181 học sinh đang được đào tạo tại các trường ĐH trong và ngoài nước bằng ngân sách thành phố.
thức thì họ chuyển đổi công việc. Tôi nghĩ, nhiều người trong số đó ra đi cũng là điều bất đắc dĩ mà thôi. Tuy nhiên, khi ra đi, họ phải hoàn trả tất cả kinh phí cho thành phố.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy vẫn còn nhiều việc phải làm, như thay đổi cách nhìn, bố trí công việc trong quá trình sử dụng các đối tượng nói trên tại một số cơ quan, đơn vị; làm thế nào để họ có cơ hội thể hiện, cống hiến cao nhất. Chúng tôi cũng suy nghĩ, cập nhật liên tục chính sách hỗ trợ để người tài yên tâm hơn khi công tác. Ví như lập “Quỹ hỗ trợ công chức” khi về hưu cũng là một trong những hướng để động viên công chức làm việc tốt hơn.

 Hữu Trà (thực hiện)

>>Đà Nẵng: Thu hút nhân tài bằng cách nào?
>>Đà Nẵng: Thu hút nhân tài qua mạng điện tử 
>>Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực và thu hút nhân tài
>>Người tài và... hộ khẩu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.