Nếu song ngữ là bạc, thì "tam ngữ" là vàng

22/10/2005 22:29 GMT+7

Tiếng Anh đôi khi cũng chán lắm", Donna Nguyen, cựu học sinh gốc Việt của Trường trung học James Lick ở San Jose, California (Mỹ) nói. Thật ra Donna cũng không thường xuyên cảm thấy tiếng Anh tẻ nhạt.

Em có thể nói được tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt. Em cũng có thể đọc và viết ba thứ tiếng trên. Thế nên khi tốt nghiệp trung học, em đã nhận được giấy chứng nhận khả năng sử dụng lưu loát hai sinh ngữ. Thành tích của em được ghi vào bằng tốt nghiệp cũng như học bạ.

Chứng chỉ song ngữ là một chương trình mới và chỉ có ở một số ít trường ở Mỹ. Để đạt được chứng chỉ song ngữ, học sinh phải chứng minh được khả năng nói, viết, đọc lưu loát ít nhất hai ngôn ngữ. Nếu tiếng mẹ đẻ của học sinh là tiếng Anh, thì học sinh phải vượt qua kỳ kiểm tra Advanced Placement bằng tiếng nước ngoài. Còn đối với những học sinh mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh, thì phải vượt qua kỳ kiểm tra Advanced Placement bằng tiếng mẹ đẻ và thêm một kỳ kiểm tra tiếng Anh theo tiêu chuẩn của bang.

Mặc dù hầu như học sinh ở Mỹ đều chọn song ngữ Anh - Tây Ban Nha, nhưng trong số 82 học sinh đạt tiêu chuẩn này của Eastside Union School District ở San Jose, cũng có một số em chọn Anh - Pháp hay Anh - Đức. Glendale Unified School District ở tây bắc Los Angeles cũng công nhận chương trình song ngữ. Trong ngày tốt nghiệp, những học sinh có thể nói 2 ngoại ngữ thì đeo mề-đay bạc, còn những học sinh nắm vững 3 ngoại ngữ được tặng mề-đay vàng.

Mặc dù Mỹ là đất nước của những người nhập cư, nhưng những người này thường nhanh chóng quên mất tiếng mẹ đẻ của mình. Thật vậy, việc sinh sống ở Mỹ thường có nghĩa là sử dụng tiếng Anh và chỉ tiếng Anh mà thôi. Suy nghĩ này vẫn còn tồn tại nhưng ngày càng có nhiều người bắt đầu hiểu được giá trị của việc nắm vững hai ngoại ngữ. Trong khi đó, do sợ rằng những đứa trẻ thuộc các gia đình nhập cư không theo kịp tiếng Anh, cử tri ở các bang California, Arizona và Massachusetts đã bỏ phiếu loại bỏ chương trình song ngữ. Tuy nhiên, hầu hết các bang đều tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục song ngữ. Mặc dù tên là chương trình song ngữ, nhưng mục đích của chương trình không phải hướng đến phát triển kỹ năng ngoại ngữ của học sinh. Các chương trình giáo dục song ngữ ở Mỹ nhắm đến việc dùng tiếng mẹ đẻ của học sinh làm bước đệm cho chương trình giáo dục chỉ bằng tiếng Anh hiện nay, qua đó đảm bảo cho học sinh nhập cư không bị rớt lại so với những em sinh ra ở Mỹ.

Tố Loan
(theo The Seoul Times)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.