Chiến sự ngày thứ 45: Thủ tướng Anh thăm Ukraine, Nga cảnh báo nguy cơ xung đột

Văn Khoa
Văn Khoa
10/04/2022 06:30 GMT+7

Thủ tướng Anh Boris Johnson bất ngờ đến thủ đô Kyiv trong ngày 9.4, tuyên bố Anh sẽ cung cấp xe bọc thép và tên lửa diệt hạm cho Ukraine, trong khi Nga nói đã tiêu diệt nhiều mục tiêu quân sự ở Ukraine.

Ngày 9.4, Thủ tướng Anh Boris Johnson bất ngờ đến thủ đô Kyiv và đã có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trong cuộc gặp, Thủ tướng Johnson nói với Tổng thống Zelensky rằng Anh sẽ cung cấp cho Ukraine 120 xe bọc thép và hệ thống tên lửa diệt hạm mới, theo Reuters.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) hội đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson tại Kyiv ngày 9.4

AFP

Trong cuộc họp báo sau đó ở Kyiv, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh rằng những nước ủng hộ Ukraine theo sau chiến dịch quân sự của Nga sẽ tiếp tục thắt chặt các lệnh cấm vận kinh tế nhắm vào Moscow. Trước đó, một phát ngôn viên Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết chuyến thăm của ông Johnson nhằm “thể hiện tình đoàn kết với người dân Ukraine”.

Hôm 8.4, Anh đã thông báo gói viện trợ quân sự trị giá 100 triệu bảng cho Ukraine, theo Văn phòng thủ tướng Anh. Anh cũng sẽ bảo lãnh thêm một khoản vay 500 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới dành cho Ukraine.

Thủ tướng Anh bất ngờ đến thăm Ukraine

Xem thêm: NÓNG: Thủ tướng Anh bất ngờ thăm Ukraine

Nga tuyên bố tiêu diệt 85 mục tiêu quân sự

Ông Oleh Syniehubov, chỉ huy lực lượng quân sự tỉnh Kharkiv thuộc miền đông Ukraine, ngày 9.4 viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng các lực lượng Nga tiếp tục pháo kích ở thành phố Kharkiv, theo Reuters. Ông Syniehubov khẳng định cơ sở hạ tầng ở một số huyện trong tỉnh đã bị ảnh hưởng. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

Cũng trong ngày 9.4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tuyên bố lực lượng nước này đã tiêu diệt thêm 85 mục tiêu quân sự ở Ukraine, bao gồm hai sở chỉ huy, ba bệ phóng tên lửa, bốn pháo tự hành, một kho đạn và hai kho hậu cần. Trong đó, một kho đạn ở gần thành phố Novomoskovsk, vùng Dnepropetrovsk bị phá hủy bằng tên lửa phóng từ trên không có độ chính xác cao.

Theo ông Konashenkov, lực lượng phòng không Nga đã bắn rơi 4 máy bay không người lái của Ukraine gần các khu định cư Belogorka, Krasnogorovka và Krutaya Balka.

Trong khi đó, CNN ngày 9.4 dẫn lời một quan chức châu Âu cho rằng ¼ lực lượng Nga được sử dụng cho chiến dịch quân sự ở Ukraine hoạt động không hiệu quả. Nga đã sắp xếp 120 nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn (BTG) trước khi phát động chiến dịch, nhưng sau 6 tuần có tới 29 BTG không thể tiếp tục chiến đấu, theo vị quan chức. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với nhận định này của vị quan chức châu Âu.

Xem thêm: Tướng Mỹ, Bộ trưởng Austin đánh giá ra sao chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine?

Xem nhanh: Ngày thứ 45 chiến sự Nga-Ukraine xảy ra những gì?

Nga tái bố trí lực lượng

Các chiến dịch của Nga tiếp tục tập trung vào vùng Donbass, Mariupol và Mykolaiv, với hoạt động không quân được dự kiến sẽ gia tăng ở vùng đông và nam Ukraine, theo thông tin tình báo của Bộ Quốc phòng Anh.

Đài CNN dẫn lời hai quan chức châu Âu cho biết quân Nga đang tìm cách đạt được thắng lợi nào đó vào ngày 9.5, nhân dịp kỷ niệm ngày Liên Xô chiến thắng phát xít Đức vào năm 1945.

Vì thế, trong vòng 1 tháng nữa, Nga đang sắp xếp lại lực lượng và chuyển hướng sang miền đông nam Ukraine nhằm đạt được thắng lợi tại đây.

Xem thêm: Chiến sự đến chiều 7.4: Nga tiếp tục pháo kích ở miền đông Ukraine, cảnh báo Mỹ

Ukraine không muốn có thỏa thuận ngừng bắn tạm thời với Nga?

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài RBK-Ukraine ngày 8.4, cố vấn tổng thống Ukraine Mikhail Podoliak nói rằng một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời với Nga là “vô nghĩa” và sẽ chỉ dẫn tới leo thang căng thẳng trong chiến sự hiện nay giữa hai nước.

“Chúng tôi không đồng ý một “Minsk-3” hay “Budapest-2”, tất cả đều vô nghĩa… Ở góc nhìn lịch sử, dù là một thỏa thuận tạm thời, tất cả thỏa thuận Minsk đã dẫn tới thảm kịch lớn hơn. Không có thỏa thuận nào trong số này sẽ có tác dụng mà không có những cơ chế ngăn chặn chiến tranh thật sự”, ông Podoliak nhấn mạnh.

Vì sao Ukraine "không quan tâm" thỏa thuận ngừng bắn tạm thời với Nga?

Xem thêm: Tại sao Ukraine không muốn có thỏa thuận ngừng bắn tạm thời với Nga?

Nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp Nga-Mỹ?

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov mới đây cảnh báo rằng việc các nước phương Tây “bơm” vũ khí cho Ukraine có thể đẩy Mỹ và Nga vào con đường đụng độ quân sự trực tiếp.

“Các nước phương Tây đang trực tiếp dính vào những sự kiện hiện nay khi họ tiếp tục bơm vũ khí và đạn dược cho Ukraine, dẫn tới kích động thêm cuộc đổ máu”, Đại sứ Antonov nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Newsweek được đăng ngày 8.4.

“Chúng tôi cảnh báo rằng những hành động như thế là nguy hiểm và mang tính khiêu khích, có thể đẩy Mỹ và Liên bang Nga vào con đường của đối đầu quân sự trực tiếp. Bất kỳ việc cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự từ phương Tây, được tiến hành bởi các đoàn xe vận tải khắp lãnh thổ Ukraine, là mục tiêu quân sự hợp pháp đối với các lực lượng vũ trang của chúng tôi”, ông Antonov nhấn mạnh.

Moscow cảnh báo về nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp Nga-Mỹ

Xem thêm: Moscow cảnh báo về nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp Nga-Mỹ

Nga tập trận ở vùng Kaliningrad

Quân đội Nga ngày 9.4 tiến hành cuộc tập trận ở vùng Kaliningrad, chỉ vài ngày sau khi một quan chức cấp cao nước này cảnh báo các nước châu Âu về bất kỳ hành động tiềm tàng chống lại Kaliningrad.

Hãng tin Interfax dẫn thông báo từ Bộ chỉ huy Hạm đội Baltic của Nga cho hay có tới 1.000 quân nhân và hơn 600 thiết bị quân sự tham gia cuộc tập trận ở Kaliningrad, nằm giữa Ba Lan và Lithuania, theo Reuters.

Interfax còn đưa tin 20 chiến đấu cơ Su-27 và Su-24 tiến hành cuộc huấn luyện tác chiến trong đêm đã được lên kế hoạch, mô phỏng các cuộc tấn công nhắm vào mục tiêu trên bộ và trên không, chốt chỉ huy và thiết bị quân sự ở Kaliningrad.

Sau lệnh cấm từ EU, các nước nhập khẩu than Nga chạy đua tìm nguồn cung mới

Xem thêm: Nga tập trận ở vùng Kaliningrad sau khi cảnh báo châu Âu

Giá lương thc tăng vt

Dầu ăn, ngũ cốc và thịt tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, còn giá nông sản cao hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, theo chỉ số thực phẩm hàng tháng của Tổ chức Lương Nông (FAO).

FAO cảnh báo rằng những vấn đề trên nhiều khả năng sẽ kéo dài trong thời gian tới, đẩy giá thực phẩm tăng cao hơn nữa, làm giảm các nguồn dự trữ và gây bất ổn cho thị trường lúa mì trong tương lai.

Xem thêm:Giá thực phẩm toàn cầu tăng cao nhất kể từ khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine

Xem thêm tình hình chiến sự Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.