Chiến sự tối 20.7: Nga xác nhận sẽ không dừng lại ở Donbass

20/07/2022 19:46 GMT+7

Hôm 20.7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố các mục tiêu địa chính trị của Moscow khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine giờ đây không còn dừng lại ở Donbass mà sẽ mở rộng sang những nơi khác.

Vũ khí phương Tây đang giúp Ukraine trì hoãn đà tiến của Nga

reuters

Tính đến thời điểm hiện tại, quân Nga không những kiểm soát một phần vùng Donbass mà còn cả tỉnh Zaporizhzhia và Kherson ở miền nam. Lực lượng Nga đồng thời tiếp tục tấn công tên lửa vào các thành phố trên khắp lãnh thổ Ukraine.

Tham vọng quân sự của Nga

Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời ông Lavrov bổ sung mục tiêu quân sự của Nga sẽ tiếp tục mở rộng cho đến khi nào phương Tây vẫn còn viện trợ những dòng vũ khí tầm xa cho Kyiv.

Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố mở rộng mục tiêu ở Ukraine, nối lại hòa đàm là vô nghĩa

Khi Nga đưa quân vào Ukraine hôm 24.2, Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ các cáo buộc cho rằng Moscow có ý định chiếm đóng những vùng lãnh thổ khác của quốc gia láng giềng. Chủ nhân Điện Kremlin nhấn mạnh mục tiêu của chiến dịch là phi quân sự hóa và “giải phóng Ukraine khỏi thế lực phát xít”.

Sau thất bại trong chiến dịch kiểm soát thủ đô Kyiv, Bộ Quốc phòng Nga hôm 25.3 tuyên bố đã hoàn tất giai đoạn đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt, và chuyển sang mục tiêu then chốt là “giải phóng Donbass”.

Gần 4 tháng sau, lực lượng Nga kiểm soát Luhansk, một trong hai tỉnh của Donbass, nhưng bị phản công ở tỉnh Donetsk.

Lỗ thủng trên cầu Antonovskiy tại Kherson

telegram

Mỹ tố Nga muốn sáp nhập lãnh thổ Ukraine

Vào ngày Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố mục tiêu mới của chiến dịch quân sự ở Ukraine, lực lượng Nga tiến hành pháo kích miền đông và miền nam. Cùng ngày, Washington cảnh báo Moscow đang có dấu hiệu chuẩn bị chính thức sáp nhập những vùng lãnh thổ đang kiểm soát.

Ukraine bắn phá cầu then chốt, Bộ trưởng Shoigu lại có chỉ đạo diệt vũ khí tầm xa

Hôm 20.7, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) đang giúp quân đội nước này trì hoãn đáng kể tốc độ tiến quân của đối phương.

“Các hệ thống trên cho phép chúng tôi phá hủy 30 trung tâm chỉ huy và kho đạn của Nga, trong khi Ukraine chỉ mới sử dụng 8 khẩu đội HIMARS”, ông Reznikov cập nhật thông tin.

Tuy nhiên, phía Ukraine cần đến ít nhất 50 hệ thống như HIMARS và hệ thống rốc két phản lực phóng loạt M270 để bảo vệ gần 2.500 km tiền tuyến. Con số này tăng lên ít nhất 100 nếu muốn phản công hiệu quả.

Hãng thông tấn TASS hôm 20.7 cũng cho biết lực lượng Ukraine đã bắn phá cầu Antonovskiy, bắc qua sông Dnieper thuộc địa phận Kherson, trong hai ngày liên tiếp. Hiện cây cầu đang trong tình trạng hư hại nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa bị sập.

Bộ Quốc phòng Anh phân tích rằng cây cầu trên là một trong hai điểm để vượt sông Dnieper, và Nga chỉ có thể thông qua tuyến đường này nếu muốn chi viện hoặc rút quân khỏi vùng lãnh thổ đang chiếm đóng ở phía tây con sông.

Ukraine phải giành chiến thắng trước mùa đông

Trong khi đó, ông Andriy Yermak, Chánh văn phòng tổng thống Ukraine cảnh báo rằng Kyiv buộc phải giành chiến thắng trong chiến sự với Nga trước mùa đông. Nếu không, Nga sẽ tiến tới xây dựng nền móng trên lãnh thổ Ukraine trong dài hạn.

Trong một diễn biến liên quan, báo The Hill dẫn lời người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng John Kirby hôm 19.7 cho biết Mỹ đang nắm trong tay nhiều chứng cứ cho thấy Nga có kế hoạch sáp nhập thêm các lãnh thổ từ Ukraine.

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng John Kirby

afp/getty

Theo ông Kirby, Nga đã bổ nhiệm các quan chức tại những khu vực Ukraine do Nga đang kiểm soát, bao gồm các tỉnh Zaporizhzhia và Kherson.

Xem thêm: Ukraine nói buộc phải giành chiến thắng trước mùa đông

EU lên kế hoạch khẩn cấp

Liên minh châu Âu (EU) công bố các kế hoạch khẩn cấp nhằm giảm phụ thuộc khí đốt Nga, trước lo ngại Moscow có thể cắt đứt nguồn cung vào mùa đông.

Theo kế hoạch, EU kêu gọi các nước thành viên tự nguyện cắt giảm 15% nhu cầu khí đốt từ tháng 8 năm nay đến tháng 3 năm sau, so với mức tiêu thụ trung bình trong giai đoạn 2016-2021.

EU cũng có thể áp đặt lệnh cắt giảm trên nếu phát hiện liên minh có thể đối mặt nguy cơ thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.

Moscow cung cấp 40% nhu cầu khí đốt cho EU trước thời điểm đưa quân vào Ukraine. Hiện nguồn cung cấp từ Nga đã giảm xuống mức dưới 30% so với trung bình từ năm 2016-2021.

Ukraine muốn trở thành "bãi thử nghiệm" vũ khí mới

Hiện EU vẫn chưa thể đoạn tuyệt hoàn toàn với khí đốt Nga. Ủy ban châu Âu hôm 20.7 cảnh báo việc ngừng sử dụng khí đốt Nga, kết hợp với những tháng mùa đông sắp tới, có thể giảm GDP của EU đến 1,5% nếu không có sự chuẩn bị, theo Reuters.

Xem thêm tình hình chiến sự:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.