Đường đua tam mã tranh chức Lãnh đạo Đài Loan

24/12/2023 06:00 GMT+7

Còn chưa đầy 3 tuần nữa, cuộc bầu cử Lãnh đạo Đài Loan sẽ diễn ra và 3 ứng viên nổi bật nhất đang cạnh tranh quyết liệt với tỷ lệ ủng hộ không quá nhiều cách biệt.

Đến nay, trong số các ứng viên chạy đua vị trí lãnh đạo Đài Loan trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 13.1.2024 sắp tới, 3 gương mặt nổi bật nhất gồm: ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te hay còn gọi là William Lai), đại diện đảng Dân tiến (DPP), đang cầm quyền; ông Hầu Hữu Nghi (Hou Yu-ih), đại diện đảng Quốc dân (KMT); ông Kha Văn Triết (Ko Wen-je), đại diện cho đảng Dân chúng Đài Loan (TPP - gọi tắt là đảng Dân chúng), do chính ông thành lập.

Tâm điểm hướng về Trung Quốc đại lục

Vừa qua, 3 ứng viên này đã có cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình vào ngày 20.12 với nhiều nội dung cả các vấn đề về kinh tế, đời sống xã hội cho đến đối ngoại của Đài Loan.

Trong đó, với vấn đề nhà ở cho người dân được tranh luận khá nhiều, nhất là ông Kha Văn Triết đã không ngừng đưa ra những kế hoạch hành động chi tiết. Đứng ở vai trò đối lập với DPP đang cầm quyền, TPP do ông Kha thành lập đang tập trung phiếu bầu bằng cách chỉ trích các vấn đề của chính quyền đương nhiệm, đồng thời cam kết cải thiện vấn đề nhà ở cho người dân. Qua đó, TPP kỳ vọng sẽ thu hút được sự ủng hộ của giới trẻ.

Đường đua tam mã tranh chức Lãnh đạo Đài Loan- Ảnh 1.

Từ trái qua: các ứng viên Kha Văn Triết, Lại Thanh Đức và ông Hầu Hữu Nghi

ẢNH: CƠ QUAN BẦU CỬ ĐÀI LOAN

Tuy nhiên, tâm điểm tranh luận mà giới quan sát quan tâm vẫn là vấn đề quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc đại lục. Ứng viên Hầu Hữu Nghi, đương kim Thị trưởng TP.Tân Bắc, chỉ trích rằng các chính sách của đảng Dân tiến, thể hiện dưới thời Lãnh đạo Thái Anh Văn hiện nay, mang xu hướng đòi độc lập khiến căng thẳng eo biển Đài Loan dâng cao, thậm chí có thể dẫn đến Trung Quốc đại lục tấn công Đài Loan. Hiện tại, ông Lại Thanh Đức đang là cấp phó của bà Thái Anh Văn, nên chỉ trích của ông Hầu nhắm trực tiếp đến ứng viên Lại.

Trong khi đó, dù từng có không ít thông điệp thể hiện mong muốn giành độc lập cho Đài Loan suốt hơn nhiều năm qua, ứng viên Lại Thanh Đức gần đây đã ôn hòa hơn. Với lý do cho rằng bản chất Đài Loan đã độc lập, nên ông Lại tuyên bố không cần thiết phải tuyên bố hay đòi độc lập cho Đài Loan thêm nữa. Viết trên tờ The Wall Street Journal gần đây, ông Lại cam kết "bảo vệ hòa bình, những thành tựu dân chủ" của Đài Loan và "hiện trạng xuyên eo biển". Thông điệp này được hiểu là ông sẽ giữ nguyên hiện trạng hai bờ eo biển.

Ông Lại đã chọn bà Tiêu Mỹ Cầm làm ứng viên phó lãnh đạo để tranh cử. Bà Tiêu từng là trưởng đại diện của Đài Loan tại Mỹ và có quan hệ rất tốt ở Washington. Vì thế, việc ông Lại chọn bà Tiêu được xem là một động thái để thể hiện chính sách thân cận với Washington. Trong khi đó, ứng viên Hầu chọn ông Triệu Thiếu Khang cho vị trí phó lãnh đạo để cùng tranh cử. Là một doanh nhân và có nhiều kinh nghiệm trong ngành truyền thông, ông Triệu được đánh giá là đang giúp cho ông Hầu lấy được nhiều thiện cảm từ cử tri.

Khi cuộc bầu cử sắp diễn ra, tỷ lệ ủng hộ của cử tri qua các cuộc thăm dò cho thấy không ứng viên nào thực sự vượt trội, dù ông Lại vẫn dẫn trước ông Hầu nhưng khoảng cách không lớn.

Đường đua tam mã tranh chức Lãnh đạo Đài Loan- Ảnh 2.

3 ứng viên nổi bật tranh cử Lãnh đạo Đài Loan nhiệm kỳ tới

Nguồn: Tổng hợp

Cuộc bầu cử quan trọng

Nhận định khi trả lời Thanh Niên hôm qua (23.12), TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng: "Nếu ông Lại Thanh Đức thắng cử, chính sách của bà Thái Anh Văn, đương kim Lãnh đạo Đài Loan, đối với Trung Quốc đại lục sẽ được kế thừa. Tuy nhiên, so với bà Thái, ông Lại quá bảo thủ và không được lòng cử tri trẻ tuổi, nên ứng viên này sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu các đảng đối lập giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, chính sách của Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục sẽ thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ giữa hai bờ eo biển".

Theo TS Nagao, cuộc bầu cử Lãnh đạo Đài Loan sắp tới rất quan trọng vì đảo này là "trung tâm của cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung" trong khi quan hệ 2 bên đang rất căng thẳng. "Cạnh tranh Mỹ - Trung leo thang, Mỹ sẽ không bỏ rơi Đài Loan vì đây là mấu chốt để gây áp lực lên Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc sẽ không cho phép Đài Loan được độc lập vì đảo này có vị trí chiến lược quan trọng", vị chuyên gia nhận định.

Ông đánh giá thêm rằng: "Tuy nhiên, cũng đúng là chính sách hiện tại của Đài Loan là tăng cường quan hệ thân thiết với Mỹ và Nhật Bản, và chính quyền Đài Loan trước đây thì lại cố gắng hữu hảo với Trung Quốc đại lục. Nên ai sẽ lãnh đạo Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, cuộc bầu cử lần này sẽ rất quan trọng ở khu vực trong cán cân quyền lực Mỹ - Trung". 

Căng thẳng eo biển

Gần đây, Trung Quốc đã tập trung lực lượng quân sự trước Đài Loan và leo thang các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan. Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh quanh Đài Loan liên tục gia tăng. Gần đây, quan chức quân sự Mỹ liên tục cho rằng Bắc Kinh có thể sớm tấn công quân sự nhằm vào Đài Bắc.

Chính vì thế, câu hỏi đặt ra là nếu kết quả bầu cử khiến Bắc Kinh phản ứng thì có dẫn đến xung đột ở eo biển Đài Loan hay không? 

TS Satoru Nagao

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.