Trung Quốc đẩy mạnh viện trợ các nước láng giềng

20/10/2006 09:17 GMT+7

Tờ New York Times vừa đưa một bài viết dài nói đến vấn đề này khi mô tả các công trình xây dựng cầu đường tại tỉnh Stung Treng, Đông Bắc Campuchia do Tập đoàn xây dựng Thượng Hải thực hiện, thuộc dự án xây dựng con đường dài 1.200 dặm từ Côn Minh qua Lào và Campuchia, đến cảng Sihanoukville và vịnh Thái Lan. Đây được coi là diện mạo mới trong viện trợ nước ngoài của Trung Quốc (TQ) cho các nước nghèo thuộc ASEAN nhằm kết nối các khu vực trên với Trung quốc.

Với gần 1 tỷ USD dành cho các nước Đông Nam Á, TQ đang tạo ra khoản vay lớn cho các dự án lớn của các nước mà trước đây vốn chỉ được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) , Mỹ hoặc Nhật bản. “Tại cuộc hội nghị của WB tại Singapore vào ngày 19 và 20/9, TQ - một trong những khách hàng lớn nhất của WB - đã lặng lẽ tạo ra cú hích về viện trợ thương mại ở châu Á, cạnh tranh với cả ngân hàng này trong vấn đề viện trợ” - Tờ New York Times nhận xét.Tại các nước nghèo là Lào, Campuchia, Myanmar hay cả Philippines khấm khá hơn, các khoản cho vay của TQ thường hấp dẫn hơn các khoản vay phức tạp của các nước phương Tây với các điều kiện dễ dàng, các tiêu chuẩn môi trường hay tái định cư của các cộng đồng có thể được tính luôn vào những dự án, không kèm theo những hình phạt liên quan đến tham nhũng, các khoản chi phí cao về tư vấn, giám sát như các dự án của WB.

Về phần mình, lợi ích của TQ từ các dự án viện trợ kết cấu hạ tầng như cầu, đường, bến cảng cho các khu vực kém phát triển còn góp phần cho cả khu vực chung quanh vùng dự án thăng tiến, phát triển về thương mại và vận chuyển các tài nguyên thiên nhiên từ bên ngoài TQ vào lục địa này. Liqun Jin, Phó Chủ tịch ADB, nguyên là thứ trưởng Bộ Tài Chính TQ nói trong một cuộc phỏng vấn tại hội sở ở Manila  rằng TQ luôn xem xét rất cẩn thận việc làm sao để các khoản cho vay như vậy  làm gia tăng sự giàu có cho mình. “ TQ đang hấp dẫn nguồn đầu tư  từ bên ngoài  và để tạo ra sự cân bằng, TQ muốn giúp đỡ các nước đang phát triển trong vùng bằng các dự án tài trợ xây dựng kết cấu hạ tầng. Giúp các nước láng giềng có được cuộc sống tốt hơn không phải là một lỗi lầm” . Ông ta nói thêm: “ Trung Quốc muốn các nước láng giềng cùng sống trong hoà bình và điều đó còn để phát triển nền kinh tế của TQ” 

Tại Campuchia, theo lời Thủ tướng Hun Sen, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cam kết viện trợ không đi kèm một điều kiện trói buộc nào cho Campuchia 600 triệu USD. Số tiền này giúp tài trợ cho các dự án xây dựng hai cây cầu chính gần thủ đô Phnom Pênh nối liền hệ thống giao thông đến nhà máy thủy  điện và mạng cáp quang nối thông tin liên lạc giữa Campuchia với Việt Nam và Thái Lan. Ngược lại, Thủ tướng Hun Sen cũng cho thấy những chủ nợ truyền thống đã đòi hỏi phải có vốn đối ứng hơn 1 triệu USD cùng đầy rẫy những điều kiện, cả những điều khoản chống tham nhũng của WB. Theo New York Times, có 4 dự án của WB tại Campuchia với 70 triệu USD mới đây đã bị đình chỉ sau khi  nhân hàng này phát hiện tham nhũng từ các nhân viên chính phủ. Tại Philippines, TQ cũng gây tiếng vang khi cung cấp nguồn viện trợ trọn gói 2 tỉ USD mỗi năm trong 3 năm tới qua ngân hàng Xuất nhập khẩu. Ngân  hàng ADB và WB trong khi đó cung cấp riêng rẽ cho khu vực là 200 triệu USD- một con số rất nhỏ bé, thấp xa hơn mức 1 tỉ USD đang thương lượng với của Nhật. Thông báo công khai, WB nói không có gì là cạnh tranh trong việc TQ gia tăng  chương trình viện trợ, mà là : “Tác động quan trọng hơn của TQ đối với các nước nhận viện trợ chính là sự phát triển về thương mại sẽ tăng lên nhiều hơn với họ.Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng trước hết đã trở thành mục tiêu của TQ nhằm tăng cường hội nhập thương mại khu vực và cũng là kết quả  có lợi cho các nước nghèo ”. Kinh tế gia trưởng tại khu vực Đông Á - Thái Bình dương của WB, Homi Kharas nói.

Dẫn lời các nhà ngoại giao và chuyên gia viện trợ phương Tây tại Campuchia, New York Times cho  biết Campuchia mới đây đã cho phép TQ quyền khai thác 1 trong 5 khu vực dầu lửa vùng thềm lục địa, giúp nước này có thể hưởng lợi mỗi năm từ 700 triệu đến 1 tỉ USD. Con đường xây dựng đến cảng Shihanoukville còn cho phép TQ có một điểm nhận dầu thuận lợi khi nhập khẩu dầu từ Trung Đông…

Tại quốc gia giàu tiền năng thiên nhiên như Myanmar,TQ mặc dù đi sau Ấn Độ, cũng đã xây dựng một hồ chứa nước và con đường nối bên trong nước này, cả các cảng nước sâu ở bờ biển phía Tây với vùng núi phía Nam TQ. Tại Lào, TQ đã xây dựng  vừa xong con đường xương sống kéo dài từ Bắc xuống Nam, tạo một ảnh hưởng manh tính toàn cảnh. Sau nhiều năm nghiên cứu ảnh hưởng về môi trường của một hồ chứa nước vốn gây tranh cãi có tên Nam Theun, họ mới làm lễ động thổ vào năm ngoái, nhưng nghe đâu TQ đã sẳn sàng thi công hồ chứa này.

“Con đường TQ giúp Campuchia xây dựng tại Stung Treng đã giúp rút ngắn hành trình đi từ tỉnh này đến Kratie mất 8 tiếng trước đây chỉ còn hai tiếng”- Tờ New York Times dẫn lời một  kỹ sư xây dựng nói tại hiện trường.

TĐT( Theo New York Times)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.