R­ối loạn cương do bệnh tiểu đường

30/10/2009 14:46 GMT+7

Tại hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 26 của trường Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức ngày 9.1.2009 vừa qua, Đơn vị Nam học và khoa Nội tiết của Bệnh viện Đại học Y Dược đã báo cáo đề tài "Khảo sát tần suất rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2".

Đề tài thu thập số liệu từ 150 bệnh nhân bị tiểu đường đến khám tại phòng khám Nội tiết, từ tháng 5.2008 đến tháng 10.2008. Nghiên cứu này nhằm bước đầu khảo sát tỷ lệ rối loạn cương (RLC) xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường. Đây là vấn đề thời sự nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này ở Việt Nam.

Tiểu đường là rối loạn nội tiết thường kết hợp với RLC nhất và ngược lại RLC là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy RLC trên bệnh nhân tiểu đường típ 2 là 65,33%. Số liệu này tương đương với thống kê của các tác giả châu Á khác (63 - 65,5%) và thấp hơn thống kê của các tác giả châu u (20 - 35%). Nói chung, tần suất RLC ở bệnh nhân tiểu đường thay đổi từ 20 - 71%. Tần suất và mức độ nặng của RLC tăng theo tuổi. Dưới 40 tuổi, tỷ lệ RLC 33,4% và trên 50 tuổi, tỷ lệ RLC từ 63,6 - 75,8%.

Chuyên mục “Sống chất lượng” trên trang sức khỏe ẩm thực xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tham gia của quý độc giả. Nhằm đáp ứng hơn nữa sự tin cậy và mong mỏi của bạn đọc, lần này chuyên mục sẽ tập trung giới thiệu về nhà thuốc tốt và giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc liên quan đến bệnh nam khoa (thứ bảy, 2 tuần 1 lần bắt đầu từ 17.10.2009 – 24.4.2010 ).
Câu hỏi xin gửi về: irissongchatluong@gmail.com

Cơ chế gây RLC ở bệnh nhân tiểu đường do xơ hẹp thoái hóa mạch máu, tổn thương tế bào nội mạc mạch máu, tổn thương thần kinh, xơ hóa mô cương, bệnh phối hợp và tâm lý. Tiểu đường típ 1 (phụ thuộc insulin) và tiểu đường típ 2 (không phụ thuộc insulin) đều có nguy cơ gây bệnh như nhau.

RLC ảnh hưởng đến hàng triệu đàn ông trên khắp thế giới. Sự ra đời của các thuốc ức chế men PDE-5 như: sildenafil, vardenafil, tadalafil đã làm cải thiện đáng kể tình trạng RLC ở bệnh nhân tiểu đường. Đối với những trường hợp RLC nặng không đáp ứng với thuốc uống, có thể tiêm thuốc vào thể hang (bộ phận cương), sử dụng ống hút chân không gây cương hoặc phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo.

Cuối cùng, cần tầm soát nguyên nhân tiểu đường ở bệnh nhân RLC và ngược lại ở bệnh nhân tiểu đường phải khai thác triệu chứng và mức độ RLC để đưa ra hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

TS-BS Từ Thành Trí Dũng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.