Chất vấn tại HĐND Tây Ninh: 'Nóng' vấn đề ô nhiễm môi trường

12/07/2013 12:58 GMT+7

(TNO) Vấn đề quản lý môi trường đã nóng lên tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Tây Ninh khóa 8, nhiệm kỳ 2011-2016 sáng 12.7.

(TNO) Vấn đề quản lý môi trường đã nóng lên tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Tây Ninh khóa 8, nhiệm kỳ 2011-2016 sáng 12.7.

>> Tây Ninh xóa quy hoạch "treo", giao lại đất cho nông dân
>> Tây Ninh xóa nhiều khu công nghiệp
>> Cảnh cáo Cục trưởng Thi hành án dân sự tỉnh Tây Ninh

Đã có 5 đại biểu (ĐB) tham gia chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến, xoáy vào vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trên 2 con sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông. 

Người dân tại huyện Tân Châu bức xúc vì một doanh nghiệp xả nước thải làm ô nhiễm môi trương xung quanh - d
Người dân tại H.Tân Châu (Tây Ninh) bức xúc vì một doanh nghiệp xả nước thải làm ô nhiễm môi trường xung quanh

Trước đó, nhiều cử tri bức xúc phản ánh tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhưng các cơ quan chức năng đều trả lời là “… khi kiểm tra chưa phát hiện”.

Ông Chiến cho hay từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh Tây Ninh đã giám sát 2.176 cơ sở, xử phạt 199 cơ sở, đình chỉ 18 cơ sở… Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu các cơ sở, doanh nghiệp lắp đặt thiết bị giám sát, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tham mưu UBND tỉnh.

“Công tác bảo vệ môi trường là công tác phức tạp, cấp bách, có có tính chất đa ngành”, ông Chiến nói.

ĐB Võ Đức Trong đặt câu hỏi: “Công nghệ xử lý nước thải mà anh Chiến đã nói đang được nghiên cứu trong khi đó chi phí thực hiện cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đạt cột A (đạt chuẩn về môi trường) lộ trình 2013 liệu có khả thi? Mặc khác nếu doanh nghiệp không đạt được thì Sở cho đóng cửa hay gia hạn?”.

ĐB La Hữu Nghị thẳng thắn chất vấn: “Cá chết trên sông Vàm Cỏ Đông là có thật do doanh nghiệp xả lén nước thải ra môi trường nhưng khi người dân phản ánh qua đường dây nóng của Sở thì không ai nghe máy hoặc có nhận tin báo thì vài ngày sau mới đến kiểm tra?”.

Nói về nguyên nhân cá chết, ông Chiến cho biết: “Ngoài nguyên nhân do nhà máy xả thải lén còn do tốc độ đô thị hóa cao, nước sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật ra môi trường”. Ông Chiến dẫn chứng đã từng kiểm tra một đoạn rạch không có nhà máy hoạt động nhưng vẫn có tình trạng cá chết.

ĐB Võ Văn Dũng chất vấn: “Nếu nói là thuốc bảo vệ thực vật hay nước thải sinh hoạt thì tại sao cứ định kỳ cuối tháng 5 đầu tháng 6 là cá lại chết hàng loạt?”.

Kết luận nội dung chất vấn ông Võ Hùng Việt, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh, nói: “Nguyên nhân khiến cử tri bức xúc là do cơ quan hữu quan đã buông lỏng công tác hậu kiểm, phối hợp chưa đồng bộ các cấp…".

Khánh Hòa: Nhiều địa phương thiếu nước sạch

Tại kỳ họp thứ 6 (khóa V) HĐND tỉnh Khánh Hòa (diễn ra từ ngày 10 - 12.7), cử tri nhiều địa phương đã kiến nghị những bức xúc liên quan tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt.

Cử tri huyện Diên Khánh phản ánh, hiện nay nguồn nước sạch ở nhiều nơi trên địa bàn huyện rất khan hiếm. Ở những khu vực như: thôn Bình Khánh, xã Diên Hòa; thôn 2, 3, 4 thuộc xã Diên Đồng; các xã Diên Tân, Diên Phú, Diên An, Diên Phước, phía bắc thị trấn Diên Khánh…, hầu hết nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm phèn gây ra các bệnh về răng miệng, bệnh đường ruột, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Do thiếu nước sạch, người dân nhiều nơi ở Khánh Hòa phải sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh
Do thiếu nước sạch, người dân nhiều nơi ở Khánh Hòa phải sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh - Ảnh: Nguyễn Chung

Các hộ dân ở thôn Phước Điền, Phước Trung, Phước Thượng thuộc xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cũng than về việc chờ đợi rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa có nước sạch để sinh hoạt hằng ngày. Mặc dù đường ống của Công ty cấp thoát nước Khánh Hòa đã được lắp từ trước Tết nguyên đán 2013, nhưng do chưa có nước sạch dẫn về nên các hộ dân vẫn phải mua nước ở nơi khác với giá cao.

Người dân xã Cam Thịnh Tây (TP.Cam Ranh) cũng đề nghị tỉnh có giải pháp cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe.

HĐND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng đầu tư các công trình nước sạch có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2015, toàn tỉnh có 95% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Nguyễn Chung

Tin, ảnh: Giang Phương

>> Việt Nam đang đối mặt với thách thức từ ô nhiễm môi trường
>> 2 công ty chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường
>> Nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
>> Quần jeans chống ô nhiễm môi trường
>> Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
>> Dân tố doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
>> Giám sát ô nhiễm môi trường sông Chà Và

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.