Giới trẻ Sài Gòn ngắm siêu phẩm tăm giang được kỷ lục thế giới vinh danh

Lê Nam
Lê Nam
18/12/2020 16:18 GMT+7

Loạt tác phẩm tái hiện công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và thế giới bằng tăm giang của kiến trúc sư Hoàng Long chính thức được trao Kỷ lục thế giới mới tại TP.HCM sáng nay, nhiều người trẻ thích thú chiêm ngưỡng.

“Choáng ngợp”, “khâm phục”, “thích thú” là những cảm xúc của nhiều bạn trẻ có mặt tại buổi triển lãm các tác phẩm kiến trúc được làm từ tăm giang, đồng thời trao chứng nhận Kỷ lục thế giới mới dành cho tác giả là một kiến trúc sư người Việt.
Theo đó, sáng nay (18.12), kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long được Liên minh Kỷ lục thế giới ủy quyền cho tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) trao bằng, biểu tượng và huy hiệu Kỷ lục thế giới với nội dung: “Người đầu tiên sáng tạo và tái hiện các mô hình về nhiều công trình di sản kiến trúc nổi tiếng trên Thế giới bằng nghệ thuật BoArc (kết hợp nguyên liệu tăm giang và công nghệ cắt Laser trên các tấm Acrylic)”.

Ông Trần Hoàng trao bằng, huy hiệu và biểu tưởng đến kỷ lục gia Hoàng Tuấn Long

Lê Nam

Ông Trần Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Marketing Việt Nam, Thường trực Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, thành viên WorldKings toàn cầu - đã đại diện Liên minh Kỷ lục thế giới trao bằng, huy hiệu và biểu tưởng đến kỷ lục gia Hoàng Tuấn Long.

Người trẻ, khách tham quan... thích thú ngắm nhìn các "siêu phẩm" tăm giang

Lê Nam

“Tôi rất hãnh diện, vui mừng và sung sướng vì những thành quả của mình đã được công nhận”, chủ nhân Kỷ lục thế giới mới xúc động nói.

“Truyền lửa cho sinh viên kiến trúc

Bên cạnh những người thân, bạn bè, buổi trao bằng Kỷ lục thế giới sáng nay còn có sự góp mặt của nhiều bạn trẻ là sinh viên ngành kiến trúc đến từ các trường ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc hay cả các kiến trúc sư trẻ mới làm nghề… Tất cả đều tỏ ra hào hứng và khâm phục tài năng của anh Hoàng Tuấn Long, chủ nhân các “siêu phẩm” tăm giang. 

Trần Anh Tùng, một kiến trúc sư trẻ đang làm việc tại TP.HCM bày tỏ sự khâm phục, ngưỡng mộ với thành quả của kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long

Lê Nam

Bùi Quang Duy, sinh viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, cảm thấy may mắn khi mới vào TP.HCM đã có cơ hội được có mặt tại triển lãm: “Đầu tiên khi bước chân vào đây, cảm giác đầu tiên của mình là choáng ngợp vì mức độ chi tiết, lung linh của các mô hình này được thể hiện rất công phu và tỉ mỉ. Những công trình này thường mất rất nhiều thời gian để làm ra, từng chi tiết phải biểu hiện ý tưởng kiến trúc của những người xây nó trước kia”. Duy cũng bày tỏ: “Bản thân mình rất khâm phục người làm ra những công trình thu nhỏ này. Họ đã thể hiện niềm đam mê với kiến trúc, đã truyền lửa được cho những sinh viên kiến trúc như tụi em, kể ra bây giờ và về sau”.
Đồng quan điểm, Trần Anh Tùng, một kiến trúc sư trẻ đang làm việc tại TP.HCM, cũng cho biết: “Với những tác phẩm mình đang được chiêm ngưỡng trong buổi triển lãm, mình thấy rất khâm phục và ngưỡng mộ tác giả. Vì khi làm những tác phẩm này, tác giả mất rất nhiều công sức, thời gian và tình cảm”.

Kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long được Liên minh Kỷ lục thế giới ủy quyền cho tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) trao bằng, biểu tượng và huy hiệu Kỷ lục thế giới

Lê Nam

“Có thể nói đây là một giá trị giúp chúng ta tự hào "Tôi là người Việt Nam". Những tác phẩm này không chỉ để đời mà còn nâng tầm được các di sản của Việt Nam và thế giới. Kỷ lục này truyền đi rất nhiều giá trị về nguồn cảm hứng, đặc biệt của thế hệ trẻ. Theo tôi, tinh thần này nên được đưa vào giáo dục, nhất là sinh viên kiến trúc vốn rất nhiều tiềm năng có thể phát huy được như kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long”, ông Trần Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Marketing Việt Nam - Thường trực Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, thành viên WorldKings toàn cầu - nói với phóng viên Báo Thanh Niên.

Nhiều người thích thú nhìn ngắm Nhà thờ tại Minsk (Belarus) bằng tăm giang

Lê Nam

“Chân thật như ngắm từ flycam”

Quan sát kỹ các tác phẩm Chùa Một Cột hay Nhà thờ tại Minsk (Belarus) của Kỷ lục gia Hoàng Tuấn Long, kiến trúc sư Trần Anh Tùng nhận định: “Để làm ra những công trình này, tác giả phải phân tích rất nhiều từ kết cấu đến vẻ ngoài thực tế của các công trình. Thời gian để hoàn thiện cũng phải mất vài tháng. Việc đổi từ kiến trúc thực tế sang vật liệu tái lại một vật liệu khác, ở đây là tăm giang là chuyện không hề dễ dàng”.

Khách tham quan mặc áo dài chụp bên Chùa Một Cột phiên bản tăm giang. Tác phẩm này từng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục năm 2019

Lê Nam

“Em thấy ấn tượng nhất về chi tiết kiến trúc được thể hiện rất kỹ, đem đến những cảm giác chân thực như mình dùng flycam. Mình ở trên ngắm nhìn những tác phẩm kiến trúc thế này, cảm giác vô cùng thích thú và ấn tượng”, Bùi Quang Duy nói thêm.

Du khách nước ngoài chăm chú quan sát từng chi tiết của công trình

Lê Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.