Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu

23/07/2023 06:30 GMT+7

Là một trong những công trình cổ nhất ở Sài Gòn, được công nhận di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1989, lăng Ông Bà Chiểu thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 - 1832), tổng trấn thành Gia Định xưa.

Xây dựng khoảng năm 1848, lăng có tên chính xác là Thượng Công miếu, diện tích khoảng 1,85 ha (thuộc P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Dân gian gọi lăng Ông Bà Chiểu có nghĩa là lăng Ông (tránh gọi thẳng tên Lê Văn Duyệt vì phạm húy) ở khu Bà Chiểu.

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 1.

Tranh của họa sĩ Đoàn Quốc

Công trình gồm nhà bia (nơi đặt bia đá ghi công Tả quân), khu mộ Tả quân và vợ (còn gọi là mộ quy vì hình dáng như con rùa đang nằm, có bình phong và tường bao quanh) và miếu thờ (gồm tiền điện, trung điện và chánh điện).

Chánh điện có bức tượng Tả quân bằng đồng cao 2,65 m, nặng 3 tấn, do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện.

Từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa, cổng Tam quan được xây năm 1949, có hàng chữ nổi bằng tiếng Hán Thượng Công Miếu.

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 2.

Ký họa của kiến trúc sư (KTS) Trần Võ Lam Điền

Lê Văn Duyệt là tướng tài (thời vua Gia Long và Minh Mạng), lập nhiều công lớn. Ông là đại diện cho tinh thần khai phóng của người Nam bộ vì có tư tưởng phóng khoáng, chấp nhận sự đa dạng của lưu dân từ các miền Trung, Bắc, Hoa, Chăm, kể cả giáo sĩ, thương nhân…

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 3.

Mộ Tả quân và vợ phía trước miếu thờ

Ký họa của KTS Xuân Hồng

Hằng năm, tại lăng đều tổ chức lễ giỗ Tả quân vào ngày 29 hoặc 30 tháng 7, mùng 1 và 2 tháng 8 âm lịch. Tả quân được người dân xem như vị thần nên việc cúng tế ông tại lăng cũng mang nghi thức thờ và tế thần (như lễ Bà Chúa Xứ).

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 4.

Cổng Tam quan từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn – Gia Định xưa

Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 5.

Kiểu mái chồng mái (trùng thiềm) phổ biến của miếu thờ nhà Nguyễn

Ký họa của họa sĩ Quân Nguyễn

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 6.

Miếu thờ xây theo "điệp ốc" (nhà liền nhà, nối nhau theo một trục)

Ký họa của KTS Nguyễn Văn Thiện Quân

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 7.

Cổng tam quan nằm trên đường Vũ Tùng

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 8.

Ký họa của sinh viên kiến trúc Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Ngô Quốc Thuận

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 9.

Ký họa của KTS Đinh Thanh Ngân

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 10.

Ký họa của sinh viên kiến trúc Võ Tín Đạt

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 11.

Ký họa của Trần Quang Thoại - sinh viên Trường ĐH Mỹ Thuật

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 12.

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 13.

Góc nhìn từ đường Phan Đăng Lưu

Ký họa của KTS Đặng Phước Tuệ

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.