Khối ngành thiết kế-kiến trúc-mỹ thuật liệu có bị AI thay thế?

Mỹ Quyên
Mỹ Quyên
26/03/2024 15:45 GMT+7

Trong thời gian qua, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể 'sáng tác' vô cùng đẹp mắt nhiều sản phẩm nghệ thuật thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, hội họa được. Điều này liệu có khiến những người học ngành thiết kế, kiến trúc, mỹ thuật bị ảnh hưởng?

Đó là một trong những nội dung quan trọng được đặt ra trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến phần 2 do Báo Thanh Niên tổ chức với chủ đề "Chọn ngành học cho tương lai: ngành thiết kế-mỹ thuật-kiến trúc có gì mới?".

Chương trình đang được phát trực tuyến tại các nền tảng: website thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, các kênh YouTube và TikTok của Báo Thanh Niên.

https://www.youtube.com/watch?v=hOe6mih3LHw


Khối ngành thiết kế-kiến trúc-mỹ thuật liệu có bị AI thay thế?- Ảnh 1.

Các khách mời tham dự phần 2 của chương trình

LÊ THANH HẢI

Khối ngành kiến trúc-mỹ thuật-thiết kế là lĩnh vực đào tạo khá đặc thù, đòi hỏi người học có những tố chất đặc biệt hơn về năng khiếu, khả năng thẩm mỹ, sự sáng tạo.

Tại chương trình, các chuyên gia sẽ chia sẻ về điều kiện để tuyển sinh, vai trò của tố chất năng khiếu, khả năng sáng tạo khi theo học các ngành này như thế nào? Liệu có ngành nào thuộc lĩnh vực này nhưng không yêu cầu thí sinh đáp ứng điều kiện năng khiếu đầu vào và vì sao...

Bên cạnh đó, đại diện các trường ĐH còn thông tin về nhu cầu tuyển dụng những ngành "hot" của kiến trúc, mỹ thuật, thiết kế; xu hướng đào tạo các ngành mới tích hợp với công nghệ. Đồng thời, học sinh sẽ được biết số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nhóm ngành này trong những năm gần đây, tỷ lệ chọi, tình hình điểm chuẩn...

Đặc biệt, nỗi lo ngại học những ngành này dễ bị "cạnh tranh" với AI sẽ được các thầy cô phân tích, "hóa giải".

Bạn đọc quan tâm tới khối ngành thiết kế-mỹ thuật-kiến trúc có thể đặt câu hỏi thông qua các địa chỉ trên để được giải đáp.

Các khách mời tham gia chương trình:

  • Tiến sĩ Trần Văn Hùng, Phó trưởng khoa Công nghệ kỹ thuật Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Khối ngành thiết kế-kiến trúc-mỹ thuật liệu có bị AI thay thế?- Ảnh 2.

Tiến sĩ Trần Văn Hùng cho hay, công nghệ phát triển như vũ bão và những ngành học liên quan đến tính nghệ thuật, sáng tạo cũng phát triển. Hiện nay có nhiều trường tại TP.HCM đào tạo nhóm ngành này. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có đào tạo ngành thiết kế đồ họa và kiến trúc công trình. Thí sinh xét tuyển vào ngành này cần phải có năng khiếu. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo, nhà trường có những hoạt động hỗ trợ sinh viên rèn luyện và phát triển kỹ năng cần thiết về vẽ, thiết kế... Ngay từ năm đầu, sinh viên đã được thực hành tại doanh nghiệp.

Một học sinh hỏi: “Em có thiên hướng về mỹ thuật, thiết kế. Em có thể chọn ngành nào được đánh giá hot nhất hiện nay và liệu ngành học có bị thay thế bởi AI hay không?”.Tiến sĩ Trần Văn Hùng giải đáp bạn có thể chọn ngành kiến trúc, xây dựng, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang… và phải có điểm thi môn năng khiếu. Nhu cầu nhân lực đối với những ngành này đều rất cao. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng ứng dụng công nghệ số vào chương trình đào tạo các ngành học này, có những phần mềm hỗ trợ sinh viên trong học tập. AI chắc chắn không thể thay thế được con người vì AI đều được con người "dạy" để thông minh lên hàng ngày. AI sẽ không thể có cảm xúc như con người để có thể sáng tạo ra những sản phẩm có cảm xúc. Máy móc không thể thay thế con người dù công nghệ có phát triển đến đâu.

Một độc giả hỏi: “Công nghệ làm thay con người thì yếu tố năng khiếu, thẩm mỹ có còn cần hay không?”Tiến sĩ Trần Văn Hùng lưu ý, các bạn đã chọn ngành về mỹ thuật, đồ họa không nên lo lắng vì công nghệ chỉ hỗ trợ chúng ta, làm cho sản phẩm hoàn mỹ hơn, còn sự sáng tạo, tư duy vẫn phải cần con người. Một sản phẩm ra đời trước tiên phải cần ý tưởng của con người trước, sau đó AI có thể hỗ trợ để hoàn thiện các ý tưởng đó, chứ không thể thay thế được tư duy sáng tạo, thẩm mỹ, tính tỉ mỉ của con người.

  • Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Thông tin-Truyền thông Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM
Khối ngành thiết kế-kiến trúc-mỹ thuật liệu có bị AI thay thế?- Ảnh 3.

Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích cho hay ngành mỹ thuật, thiết kế nghiêng về yếu tố tư duy thẩm mỹ, sáng tạo và gắn liền với công nghệ. Qua nhiều năm qua nhiều thí sinh lựa chọn nhóm ngành này. Nhóm ngành này xếp vị trí thứ 13 trên hơn 20 nhóm ngành có nhiều thí sinh lựa chọn năm 2023. Điểm chuẩn các trường khác nhau, có trường 15-16 điểm có trường 25-26 điểm. Các bạn căn cứ vào năng lực để lựa chọn trường phù hợp. Riêng Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM lấy điểm chuẩn dao động từ 19-21 điểm.

Ngọc Huyền (TP.HCM) hỏi: “Thiết kế đồ họa chuyển động là gì, có gì khác so với các chuyên ngành khác của ngành thiết kế đồ họa? Điểm chuẩn ngành này thường ở mức nào ạ?”.Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích giải đáp nhà trường đào tạo thiết kế đồ họa với các chuyên ngành về marketing quảng cáo, tương tác, chuyển động và nhận diện thương hiệu. Riêng thiết kế đồ họa chuyển động là ứng dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm gồm hình ảnh video động bằng cách sử dụng kỹ thuật phần mềm từ cơ bản đến nâng cao. Ngành này giúp người đọc tạo ra sản phẩm khiến người xem "làm được, nhìn thấy được, tương tác được, nhân bản được".

Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích khuyên thí sinh hãy xem công nghệ là người bạn hỗ trợ để giúp mình triển khai công việc tốt hơn, xem nó là kho từ điển phục vụ cho công việc, kiến thức của mình. "AI không biết mệt mỏi và luôn sẵn sàng "làm việc" theo lệnh của con người nên chúng ta nên đồng hành với nó.AI cũng tối ưu hoá thời gian rất tốt trong một số công đoạn, giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian. AI cũng có nhiều đề xuất khác nhau để làm hài lòng con người. Vì thế, các bạn phải sống với AI và phát huy sự sáng tạo của mình. Nhiều doanh nghiệp sử dụng AI trong đồ họa kiến trúc và dần dần sẽ phổ biến. Nếu các bạn không chấp nhận thì sẽ bị bỏ lại phía sau", thạc sĩ Bích nhấn mạnh.

  • Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khối ngành thiết kế-kiến trúc-mỹ thuật liệu có bị AI thay thế?- Ảnh 4.

Thạc sĩ Trương Quang Trị nhận định sự phát triển của công nghệ tạo ra bước đệm về lĩnh vực thiết kế số, kéo theo 1 số nhóm ngành. Ngành công nghiệp giải trí, phim hoạt hình 3D, sản xuất phim truyền hình, quảng cáo... cũng phát triển mạnh nên thu hút bạn trẻ theo học các ngành này. Lĩnh vực thiết kế đòi hỏi người học có tư duy sáng tạo và cơ hội việc làm hiện rất cao do nhu cầu nhân lực ngày càng cao. Thí sinh muốn lựa chọn ngành này nên nhìn nhận tố chất, khả năng. Khi có năng khiếu, các bạn sẽ có lợi thế hơn, ngoài ra cần có tư duy mở. Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản chuyên môn, thực hành, trải nghiệm để ứng dụng trong công việc thực tế.

Học sinh Xuân Minh (Đồng Nai) hỏi: “Ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được tuyển sinh ra sao, nếu học ngành này ra trường em có cơ hội làm việc cho Công ty CP dệt may Sài Gòn của trường không?”.Thạc sĩ Trương Quang Trị cho rằng 100% sinh viên của trường có cơ hội làm việc tại công ty CP dệt may Sài Gòn. Ngoài ra, trường còn kết nối sinh viên với nhiều doanh nghiệp để tốt nghiệp có cơ hội việc làm ngay. Nhà trường sử dụng nhiều phần mềm mới để sinh viên thiết kế. Sinh viên được thực tập, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp. Sinh viên chỉ học 3,5 năm có thể ra trường đi làm.

Khối ngành thiết kế-kiến trúc-mỹ thuật liệu có bị AI thay thế?- Ảnh 5.

Học kiến trúc, mỹ thuật, thiết kế đòi hỏi có năng khiếu vẽ và tư duy sáng tạo

ĐÀO NGỌC THẠCH

Thạc sĩ Trương Quang Trị lưu ý, lĩnh vực thiết kế, mỹ thuật, kiến trúc đòi hỏi con người thụ cảm được cái đẹp, hiểu biết về tư duy logic. Những bạn không có năng khiếu vẽ vẫn học được một số ngành nhưng sẽ là một rào cản so với các bạn có năng khiếu. Nhưng nếu các bạn chăm chỉ rèn luyện thì vẫn có thể học được.

Để xem lại phần 1 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến, bạn đọc có thể nhấn vào ĐÂY.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.