Không quân Mỹ nghiên cứu tên lửa hạ gục năng lực phòng không đối phương

03/10/2023 14:23 GMT+7

Nga và Ukraine đang dựa vào các hệ thống phòng không để ngăn chặn đối phương kiểm soát trên không, đẩy bộ binh vào tình thế giao tranh mà không có sự yểm trợ từ không quân. Mỹ tìm cách khắc phục tình trạng này.

Không quân Mỹ nghiên cứu tên lửa hạ gục năng lực phòng không đối phương - Ảnh 1.

Tiêm kích F-16 được trang bị 2 tên lửa AGM-88 (thứ ba từ trái và từ phải sang)

KHÔNG QUÂN MỸ

Theo những gì đang diễn ra từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, không quân hai nước đóng vai trò khá nhỏ bé.

Thực tế từ Ukraine

Cả Nga và Ukraine có khuynh hướng giữ các máy bay quân sự trong không phận "thân thiện", thay vì đặt tài sản khí tài vào tầm bắn của hệ thống phòng không đối phương, như Patriot được Mỹ viện trợ cho Ukraine và S-400 của Nga, Business Insider hôm 3.10 đưa tin.

Những gì diễn ra ở Ukraine là dấu hiệu đáng quan ngại cho quân đội Mỹ, vốn dựa vào ưu thế linh hoạt và năng lực chết chóc của lực lượng không quân kể từ thế chiến thứ hai.

Nhắc ưu thế không quân Nga, tổng thống Ukraine đáp trả chỉ trích phản công chậm

Nếu tiêm kích hoặc oanh tạc cơ không thể làm suy yếu binh lực đối phương, bộ binh buộc phải làm mọi phần việc trên chiến trường, đồng nghĩa với thương vong và tổn thất sẽ cao hơn.

"Đa số đều cho rằng những gì diễn ra ở Ukraine chỉ kéo dài trong khoảng 2 tuần, có lẽ 1 tháng, nhưng đến nay đã 18 tháng trôi qua và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại", tướng James Hecker, Tư lệnh Không quân Mỹ ở châu Âu đề cập tại một sự kiện hồi tháng 9.

Tướng Mỹ cho hay lý do là không bên nào có thể giành được ưu thế trên không, và "đó là cuộc chiến chúng tôi không muốn dính vào".

Một phương án có thể tránh được tình trạng giằng co ở Ukraine là phải hạ gục các hệ thống phòng không của đối phương, đặc biệt là radar. Đó là lý do Không quân Mỹ đang phát triển dòng tên lửa mới đối phó radar.

Không quân Mỹ nghiên cứu tên lửa hạ gục năng lực phòng không đối phương - Ảnh 2.

Mô phỏng dòng tên lửa SiAW của Northrop Grumman

NORTHROP GRUMMAN


Hợp đồng 705 triệu USD

Lực lượng Mỹ vừa ký hợp đồng trị giá 705 triệu USD với nhà thầu Northrop Grumman để phát triển Vũ khí Tấn công Dự bị, gọi tắt là tên lửa SiAW. Dòng tên lửa mới được dự kiến sẽ triển khai khoảng năm 2026.

Về cơ bản, SiAW dường như là phiên bản mới nhất cho các dòng tên lửa đối phó radar đã có mặt từ thập niên 1960.

Ukraine sắp có tên lửa mới mạnh hơn Storm Shadow

Trong số các tên lửa thuộc dòng này, khét tiếng nhất có lẽ là tên lửa siêu thanh chống bức xạ tốc độ cao (HARM) AGM-88 từng được triển khai trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc giai đoạn chiến tranh Vùng Vịnh giữa Iraq-Iran năm 1990-1991.

Quân đội Mỹ hiện sử dụng phiên bản nâng cấp của HARM là tên lửa hành trình chống bức xạ tối tân (AARGM) AGM-88E. Còn phiên bản nâng tầm tấn công AARGM-ER đang trong quá trình phát triển.

Hiện ít có thông tin về tên lửa SiAW, nhưng một trong những vấn đề mà Northrop Grumman cần đặc biệt chú ý khi phát triển chính là tầm bắn của dòng tên lửa mới.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.