Lý do Google từ bỏ tên gọi bánh kẹo cho các bản Android

07/02/2023 21:35 GMT+7

Tên gọi liên quan đến bánh hoặc kẹo tráng miệng như Froyo, Honeycomb, Jelly Bean, KitKat... từng gắn liền với nhiều phiên bản Android nhưng tới nay đã biến mất hoàn toàn.

Phiên bản Android đầu tiên với số hiệu 1.0 ra mắt tháng 10.2008, cài sẵn trên smartphone G1 của nhà mạng T-Mobile (Mỹ). Thế hệ Android đầu tiên này chưa có tên chính thức, dù vậy vẫn được gọi với mã "Astro Boy" trong nội bộ công ty. Một năm sau đó, Android 1.1 ra đời với tên mã chính thức là Petit Four - một loại bánh ngọt tráng miệng cỡ nhỏ hình vuông, cỡ 2 ngón tay người lớn, thường được bán theo bộ 4 chiếc.

Những bức tượng theo tên của các bản Android thường xuất hiện trong khuôn viên trụ sở Google tại Mỹ

Những bức tượng theo tên của các bản Android thường xuất hiện trong khuôn viên trụ sở Google tại Mỹ

Chụp màn hình

Ryan Gibson, quản lý dự án khi đó lập tức nảy ra ý tưởng sử dụng tên các loại bánh, kẹo ngọt cho những phiên bản Android ra đời sau đó. Vào tháng 4.2019, Android 1.5 "chào sân" với tên chính thức là Cupcake. Đây cũng là dấu mốc cho hàng loạt tên các đời Android phía sau đó, kéo dài gần một thập kỷ và tuần tự tuân theo thứ tự trên bảng chữ cái Latin.

Ngoài tên gọi, Google cũng làm tượng, mô hình và các thể loại hình ảnh khác để minh họa cho đời Android. Trước khi ra mắt mỗi phiên bản, hãng sẽ giới thiệu mô hình của loại bánh kẹo sắp xuất hiện và đây cũng là cách hãng công bố tên Android mới dù chưa tới sự kiện ra mắt chính thức. Hiện nay, những bức tượng của nhiều thế hệ Android vẫn đứng trong khuôn viên "tổng hành dinh" Google tại Mountain View (California, Mỹ).

Dưới đây là danh sách các đời Android kèm tên gọi theo món bánh kẹo từng ra mắt:

Phiên bản AndroidTên gọiThời gian ra mắt

Android 1.5

Cupcake

27.4.2009

Android 1.6

Donut15.9.2009

Android 2.0 - 2.1

Eclair6.10.2009

Android 2.2 - 2.2.3

Froyo20.5.2010

Android 2.3 - 2.3.7

Gingerbread

6.12.2010

Android 3.0 - 3.2.6

Honeycomb

22.2.2011

Android 4.0 - 4.0.4

Ice Cream Sandwich18.10.2011

Android 4.1 - 4.3.1

Jelly Bean

9.7.2012

Android 4.4 - 4.4.4

KitKat31.10.2013

Android 5.0 - 5.1.1

Lollipop

12.11.2014

Android 6.0 - 6.0.1

Marshmallow

5.10.2015

Android 7.0 - 7.1.2

Nougat

22.8.2016

Android 8.0 - 8.1

Oreo21.8.2017

Android 9.0

Pie6.8.2018

Như vậy, lần gần nhất người dùng nhìn thấy Android kèm tên một loại bánh là vào năm 2018 với phiên bản Android 9.0 Pie. Kể sau đó, Google chỉ gắn số phiên bản và loại bỏ hoàn toàn các nickname. Tháng 8.2019, Google ra mắt Android 10 và không có thêm gì khác, chấm dứt gần một thập kỷ xuất hiện của những bức tượng bánh kẹo trong khuôn viên.

Nguyên nhân không phải bởi hãng chẳng thể nghĩ ra được loại đồ tráng miệng nào với chữ "Q" đầu tiên để nối sau "P" của Pie trong bảng chữ cái. Theo Phó giám đốc phụ trách sản phẩm Google, ông Sameer Samat, đội phát triển Android đã hướng đến 2 khả năng là "Queens Cake" và "Quindim", nhưng chính lựa chọn thứ 2 mới gây ra sự thay đổi.

"Quindim" là một loại bánh tráng miệng làm từ trứng rất phổ biến tại Brazil. Nhưng có bao nhiêu người ngoài đất nước này biết tới loại bánh ấy có tồn tại trên thế giới? Các món tráng miệng, giống như đồ ăn thức uống nói chung, thường mang đặc trưng của từng vùng. Bên cạnh đó, một số tên gọi món ăn còn rất khó để tìm được từ tương ứng ở nhiều ngôn ngữ khác nhau - điều không xảy ra nếu sử dụng chữ số.

Cuối cùng, Google quyết định tên gọi sản phẩm phải dễ hiểu và dễ nhận biết trên quy mô toàn cầu, ở tất cả ngôn ngữ khác nhau. Do đó, hãng quyết định đặt tên Android 10 và các phiên bản về sau này sẽ nối tiếp bằng những con số đứng liền sau.

Nhưng mọi phiên bản Android đều có tên nội bộ không liên quan đến sản phẩm khi thương mại. Ví dụ, tên mã nội bộ của Android 9 Pie là "Pistachio Ice Cream" và truyền thống này vẫn tiếp tục. Bản Android 10 có tên "Quince Tart", 11 là "Red Velvet Cake", 12 "Snow Cone" và 13 tên "Tiramisu". Các tên mã trên đều không được sử dụng không khai sau khi ra mắt phiên bản Android chính thức.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.