Microsoft dùng GPT-4 làm trợ lý chuyên gia an ninh mạng

29/03/2023 14:07 GMT+7

Microsoft Security Pilot (MSP) - trợ lý GPT-4 được sử dụng để hỗ trợ chuyên gia an ninh mạng xác định các lỗ hổng bảo mật.

MSP có giao diện hộp thoại giống các loại chatbot khác hiện nay, nhưng ẩn sau đó là công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) tạo sinh GPT-4 do OpenAI phát triển, kết hợp mô hình bảo mật riêng của Microsoft. Hãng đã đầu tư nhiều tỉ USD vào OpenAI cũng như trí tuệ nhân tạo do công ty này phát triển, trong đó sản phẩm được biết đến nhiều nhất là ChatGPT.

Trợ lý AI mới có nhiệm vụ trả lời câu hỏi của các chuyên gia bảo mật liên quan đến sự cố của doanh nghiệp, tìm hiểu sâu hơn về các tín hiệu cũng như dữ liệu hằng ngày. Chương trình hoạt động dựa trên 65.000 tỉ tín hiệu hằng ngày mà Microsoft có được nhằm giúp các chuyên gia an ninh mạng tìm kiếm, phát hiện mối đe dọa tiềm ẩn.

Mô hình AI hỗ trợ chuyên gia an ninh mạng chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến bảo mật

Mô hình AI hỗ trợ chuyên gia an ninh mạng chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến bảo mật

Chụp màn hình

Công cụ này được thiết kế để hỗ trợ, không phải nhằm thay thế các chuyên gia. MSP hiểu được ngôn ngữ tự nhiên đầu vào và lưu lại các lệnh nhập vào cũng như phản hồi để phục vụ điều tra về sau. Theo The Verge, chuyên gia bảo mật có thể yêu cầu MSP tóm tắt thông tin về lỗ hổng, nguồn cấp dữ liệu trong tệp, đoạn mã để phân tích hay các thông tin về sự cố, cảnh báo...

Khác với AI sinh ngữ đang phổ biến hiện nay, MSP chỉ giới hạn trong chủ đề liên quan đến bảo mật, đồng thời chưa được hãng cung cấp rộng rãi mà giới hạn một số khách hàng. Trước đó, Microsoft từng cho ra một số sản phẩm tích hợp trí tuệ nhân tạo đáp ứng cho từng nhu cầu, lĩnh vực cụ thể - động thái được đánh giá là "nghiêm túc" của "gã khổng lồ phần mềm" trong việc phát triển công nghệ AI.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.