Trẻ mẫu giáo và những căn bệnh thường gặp

11/11/2006 10:32 GMT+7

Mặc dù đã được dành cho sự chăm sóc đặc biệt từ miếng ăn, giấc ngủ đến cách ăn mặc, vui chơi, nhưng những cô bé cậu bé ở tuổi mẫu giáo vẫn thường gây ra những lo lắng về vấn đề sức khỏe cho các bậc cha mẹ.

Lý do không quá phức tạp: hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Dưới đây đề cập đến 4 căn bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi này và cách chữa trị cũng như phòng ngừa:

1/ Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp do virus là căn bệnh thường hay gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, với các biểu hiện đặc trưng là cảm lạnh, gây khó chịu đến họng, mũi và xoang (làm đau đầu). Người lớn cũng có thể thường mắc căn bệnh này, với số lần trung bình mỗi năm là 2-4, trong khi con số này ở trẻ là 6-10 lần và thời gian (của triệu chứng và diễn biến bệnh) cũng lâu hơn ở người lớn.

Nhiều nghiên cứu chuyên môn đã đưa ra khuyến cáo không nên chữa trị căn bệnh này cho trẻ bằng các loại thuốc có các dược chất như antihistamine, decongestant. Các thuốc có chứa ccetaminophen hoặc ibuprofen được khuyên sử dụng cho trẻ. Đặc biệt, không nên dùng aspirin cho trẻ, để tránh nguy cơ tác dụng phụ từ loại thuốc này trong khi nó thực sự không có tác dụng trị các bệnh viêm đường hô hấp.

2/ Viêm đường tiêu hóa

Đây cũng là một căn bệnh rất thường gặp ở trẻ, với các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy dẫn đến mất nước. Tình trạng mất nước rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, với các biểu hiện như:

Cách phòng bệnh thông thường

Hắt hơi, ho hoặc những động tác tương tự là cách mà người bệnh chuyển mầm bệnh vào không khí. Những bề mặt tiếp xúc chung khác như mặt bàn, nắm tay cửa, điện thoại... cũng là những nơi có thể chuyển giao mầm bệnh. Vì vậy, để tránh lây bệnh, cần nhắc trẻ tránh tiếp xúc gần với người bệnh, rửa tay trước khi sờ vào mắt, mũi hay cầm đồ ăn.

Nếu trẻ đã mắc các bệnh dễ lây nhiễm như trên, các bậc phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ở nhà để tránh lây nhiễm cho các bạn cùng lớp, cùng nhóm.

- Rất khát nước.

- Khô miệng.

- Không tiểu hoặc tiểu rất ít, nước tiểu vàng.

- Mệt mỏi, phờ phạc.

Dung dịch rehydration (như Pedialyte) giúp bù nước, chất khoáng và muối một cách hữu hiệu. Khi trẻ có thể ăn trở lại, nên bắt đầu với những thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, chuối...; đặc biệt tránh các thức ăn có chứa bơ hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

Chứng nôn mửa, tiêu chảy ngoài nguyên nhân lây nhiễm do vệ sinh không đảm bảo, hiện tượng khó tiêu hoặc táo bón trong một thời gian dài cũng là lý do dẫn đến bệnh viêm đường tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ có thể bị đau bụng khi bị lo lắng về một chuyện gì đó, bị uy hiếp bởi một người bạn hoặc do áp lực của bài vở chẳng hạn. Việc xác định nguyên nhân là cực kỳ quan trọng đối với quyết định sử dụng phương pháp chữa trị của bác sĩ.

3/ Mắt đỏ

Mắt đỏ là tình trạng sưng viêm màng kết của mắt, nguyên nhân là do virus hoặc vi khuẩn. Vì vậy đây là một chứng bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng. Thuốc thông thường và hữu hiệu là loại kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi. Đắp mắt bằng khăn sạch ẩm, ấm hoặc lạnh có tác dụng giảm sự khó chịu cho mắt của trẻ.

4/ Viêm họng

Đau họng (khi nuốt nước miếng hoặc khi ăn) và sốt là biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này. Dấu hiệu khẳng định là amidan sưng phồng lên, tấy đỏ, có những chấm trắng hoặc vàng (mủ).

Viêm họng bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần biết, căn bệnh này nếu không điều trị dứt hoặc điều trị không đúng cách, vi khuẩn gây bệnh có thể gây hại đến tim, hệ thống khớp xương và thận của trẻ. Do vậy, việc điều trị nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Như trên đã nói, trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, do vậy trẻ có thể dễ dàng lây nhiễm một số bệnh thông thường. Tuy nhiên, theo thời gian, hệ miễn dịch sẽ được cải thiện cùng với sự phát triển của cơ thể. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần trang bị cho mình một số kiến thức về việc chăm sóc trẻ và lắng nghe, thực hiện chỉ dẫn của nhà chuyên môn thì việc nuôi dưỡng các thiên thần nhỏ sẽ không quá khó khăn và phức tạp.

Phương Anh (theo health.yahoo)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.