Chứng chỉ cho… thanh long

18/01/2007 13:57 GMT+7

Được sự giúp đỡ của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thông qua chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI), lần đầu tiên những người nông dân ở Hợp tác xã (HTX) Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được Tổ chức IMO của Thụy Sĩ cấp chứng chỉ chất lượng châu u (EUREPGAP) cho trái thanh long. Đây là chứng chỉ duy nhất mà tổ chức này cấp cho trái cây Việt Nam.

Qui chuẩn nghiêm cho thanh long

Không phải ngẫu nhiên mà USAID chọn trái thanh long Bình Thuận để xây dựng tiêu chuẩn châu u đầu tiên cho thanh long Việt Nam. Với khí hậu của Bình Thuận, ít mưa nhiều nắng, trái thanh long ngọt lịm và màu sắc rực rỡ, được người châu u ưa thích.

Nhưng để đạt được chất lượng đó, những người nông dân ở HTX Thuận Minh phải trải qua một giai đoạn thử nghiệm rất ngặt nghèo do các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của châu u qui định.

"Năm 2005 giá trị xuất khẩu trái thanh long của Bình Thuận đạt 9 triệu USD. Năm 2006, ước đạt 10 triệu USD. Thị trường chủ yếu vẫn là Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á. Khi trái thanh long của Bình Thuận đã được Nhà nước cấp xuất xứ đăng bộ và bảo vệ thương hiệu độc quyền, nhất là được châu u cấp chứng chỉ EUREPGAP thì cơ hội của người trồng thanh long Bình Thuận là rất lớn, nhất là trong năm 2007 này, năm đầu tiên chúng ta bước vào “phiên chợ” của WTO", ông Vũ Vệ Yên - Tổng thư ký Hiệp hội thanh long Bình Thuận cho biết.

Anh Hồ Trọng Huấn - Phó chủ nhiệm HTX thanh long Hàm Minh - cho biết: Có đến 200 tiêu chuẩn mà IMO đưa ra để bà con thử nghiệm, trong đó có 100 tiêu chuẩn phải thực hiện nghiêm ngặt. Ví dụ, phân bón cho cây thanh long phải có xuất xứ rõ ràng. Phân hữu cơ phải ủ đúng 90 ngày mới được đem bón, sớm một ngày cũng không được chấp nhận. Nhất là việc sử dụng thuốc hóa học. Những loại thuốc nào không có trong danh mục sử dụng của nước nhập trái thanh long, thì dù không độc hại cũng không được sử dụng. Sử dụng thuốc phải đúng liều lượng và được thể hiện trong nhật ký.

Nước tưới cho cây thanh long cũng phải có xuất xứ và phải có kết luận của cơ quan chức năng xác nhận tỉ lệ sắt (Fe), đồng (Cu), độ phèn (pH)… là bao nhiêu. Trong trang trại thanh long phải có sơ đồ, hệ thống kho bãi, nhà vệ sinh, giếng nước đúng qui định. Việc chăm sóc cây thanh long phải được cập nhật hằng ngày bằng nhật ký suốt từ khi ra bông cho đến khi thu hoạch.

Thậm chí đất trồng thanh long cũng phải có xuất xứ hợp pháp. Đất gần bệnh viện, nghĩa trang, gần kho thuốc trong chiến tranh, đất chưa có sổ đỏ đều không được cấp chứng chỉ này. Lao động làm thanh long phải từ 18 tuổi trở lên. Từ lúc trái thanh long trên cây cho đến lúc đưa đi xuất khẩu không được chạm xuống đất… Đây  là một qui trình khép kín khắt khe đối với những người nông dân vốn chỉ quen chân lấm tay bùn.

Những khởi sắc đáng mừng

Mặc dù vậy, HTX thanh long Hàm Minh tuy mới chỉ có 11 thành viên sáng lập và đồng thời là những hộ dân chịu được các tiêu chuẩn khắt khe này đã quyết tâm đưa gần 40 ha thanh long, một diện tích quá khiêm tốn so với 7.000 ha thanh long của Bình Thuận, đạt chất lượng châu u. Đây được xem là một thành tích đáng nể. Vừa qua, chuyến hàng đầu tiên của HTX thanh long Hàm Minh được xuất sang Đức và được các siêu thị nước này chấp nhận.

Ông Philipe Serene (trái) trao chứng chỉ EUREPGRP cho HTX thanh long Thuận Minh

Chúng tôi đến tham quan trang trại thanh long của Chủ nhiệm HTX Hàm Minh - Nguyễn Thuận, chứng kiến những hàng thanh long tốt tươi được chăm sóc đúng "kiểu châu u". Anh tâm sự: Cơ hội với người trồng thanh long Bình Thuận là rất lớn. Nhưng cũng đồng thời là những thách thức không nhỏ. Bởi thay đổi tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân không phải một sớm một chiều. Kể từ khi được IMO cấp chứng chỉ EUREPGAP có rất nhiều đơn đặt hàng. Nhưng việc cung ứng hàng theo đúng tiêu chuẩn mà họ đưa ra là không đơn giản. Hiện nay, HTX Hàm Minh đã hoàn thành một nhà xưởng đóng gói đạt tiêu chuẩn vô trùng cho trái thanh long có thể đóng gói từ 15-20 tấn/ngày.

Anh Thuận cho biết thêm, HTX đang đề nghị các ngành chức năng hỗ trợ thêm nguồn tài chính để mở rộng qui mô và diện tích của HTX.

Có chứng chỉ châu u, nhất định trái thanh long của HTX Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, nói riêng và Bình Thuận nói chung sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị trường của các nước châu u, mở ra tương lai mới cho người nông dân trồng thanh long khi nước ta là thành thành viên của WTO. Đây cũng là phát biểu chân thành của của ông Philipe Serene - Đại diện phòng thương mại châu âu tại TP.HCM hôm trao chứng chỉ danh tiếng này cho những người nông dân trồng thanh long ở Hàm Minh.

Quế Hà

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.