Cha mẹ + Con cái = Yêu thương

15/05/2008 14:49 GMT+7

Gửi Nhị Thảo Thực tế cuộc sống, ở bất cứ một dân tộc nào, trong bất kỳ một quốc gia châu lục nào trên trái đất này, quan hệ giữa cha mẹ và con cái đều có thể tóm gọn trong một công thức: Cha mẹ + Con cái = Yêu thương. Bản tính của một người có thể thay đổi. Bạn tình dù sâu nặng cũng có thể cách xa. Chỉ có quan hệ giữa cha mẹ và con cái là bất biến. Bởi nó gắn kết với nhau bằng máu thịt, huyết thống. Và tính trách nhiệm giữa họ được đặt lên ở vị trí cao tuyệt đối.

Gia đình bạn cũng vậy. Cha mẹ đã từng nuôi ba người con trưởng thành, ai cũng được cơm no áo ấm, được học hành tới nơi tới chốn. Riêng bạn còn được cha mẹ đầu tư, hy vọng cô con gái sẽ được đi du học nước ngoài. Dù mục tiêu ấy là để kiếm tiền cho gia đình hay để hãnh diện với bạn bè hoặc để bản thân bạn có một tương lai hạnh phúc… thì sự đầu tư đó cũng là sự đầu tư thích đáng, có giá trị. Đó còn là một  biểu hiện về tình thương và trách nhiệm của cha mẹ bạn đối với con cái. Cho nên không khí căng thẳng trong gia đình bạn không phải do thiếu tình yêu mà đúng hơn là do thiếu phương pháp; hoặc cha mẹ đã sai lầm trong cách thức giáo dục con cái.

Cha mẹ bạn có lẽ thuộc tuýp người quan niệm “thương cho roi cho vọt”, chửi và đánh con trước hết là xả bớt tức giận trong lòng, không đủ lý lẽ hoặc thiếu thời gian để giải thích cũng như lắng nghe con nói. Những người như thế thường nghĩ rằng mắng chửi để con xấu hổ; đánh đập để gây đau đớn, sợ hãi; đuổi ra khỏi nhà để con cái thấy rằng không ai chăm sóc thương yêu con như cha mẹ…, rồi cũng phải quay về, vâng lời, ngoài phục tùng không còn cách gì khác… Nhưng thực tế đây là cách giáo dục kém hiệu quả

Huỳnh Mỹ Nhung <janedieu@...>: Mình rất thông cảm với bạn, vì mình cũng ở trong hoàn cảnh tương tự bạn. Có lúc mình thật sự cảm thấy quá sức chịu đựng, mình đã từng muốn uống thuốc ngủ tự vẫn hoặc bỏ nhà ra đi, nhưng mình suy nghĩ lại công ơn cha mẹ sinh thành, nếu mình làm vậy sẽ rất bất hiếu, nên mình vẫn chịu đựng. Mình nghĩ đến một lúc mình sẽ nói ra tất cả tâm tư của mình với cha mẹ, nhưng vẫn chưa biết đó là lúc nào. Mình hy vọng có ngày bạn (và mình) sẽ làm được điều đó, để cha mẹ hiểu được tâm tư của chúng mình.

Nguyễn Văn Thắng <conloc_tinhyeu6659@...>: Mình khuyên bạn nên cùng với anh em của mình giãi bày với cha mẹ hoặc người thân trong gia đình (như ông bà, cô dì chú bác) để họ góp ý với ba mẹ bạn.

Trần Quốc Cường <cuongdoichost@...>: Mình mong bạn tỉnh táo để xử trí cho hợp tình, hợp lý giữa chuyện gia đình và tình cảm. Có cha mẹ nào mà không thương con cái đâu, phải không, nhưng tình cảm được thể hiện ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong thời gian này bạn nên bình tĩnh hơn nữa trong giao tiếp và ứng xử với gia đình; làm những công việc cụ thể hơn, thiết thực hơn thể hiện tình cảm, tâm tư của mình để cha mẹ hiểu. Mong gia đình bạn sớm vui vẻ.

nhất, nhiều khi còn là bước ngoặt để trẻ rẽ vào con đường tội lỗi. Sở dĩ cách dạy này tạo cho trẻ phản cảm là vì chưa tính đến đặc điểm tâm lý người. Trẻ 2 tuổi đã có ý thức “cái tôi”. Chúng có thể thốt lên: “Để con làm”, “của con”… Tiếp đó là ý thức tự vệ hoặc phản đối: không chịu, không làm. Đến khi trưởng thành, ý thức đó càng được củng cố, quyết liệt hơn, trở thành một cách sống. Bất cứ ai hễ làm mình mất mặt, đau đớn về thể xác hoặc tinh thần thì nhất thiết phải tự vệ. Tự bảo vệ mình bằng cách xa lánh, không hợp tác, bất cần, chống trả, phản đối, thù hận (ngay cả với cha mẹ cũng không ngoại trừ)…

Bây giờ sắp làm mẹ, bạn chợt nhận ra sự bất ổn trong gia đình có từ nhiều năm nay và muốn thay đổi. Đây  là cuộc “cách mạng” rất cần thiểt. Để làm tốt, bạn cần:

1. Hiểu cha mẹ mình nhiều hơn. “Nước mắt luôn nhỏ xuống”. Mỗi lần buông ra những lời chì chiết, mắng nhiếc con cái, nhất định trong lòng mẹ chất chứa không ít những điều bức xúc: mệt nhọc về thể xác, khó khăn về tiền bạc, con cái làm mình không vừa lòng… không biết tỏ cùng ai, chỉ biết lấy con cái làm chỗ trút giận nhưng trong lòng không hề ghét bỏ.

2. Nên tỏ ra quan tâm tới cha mẹ nhiều hơn. Chủ nhật, lễ tết, ngày sinh của cha mẹ…, các con nên đoàn tụ quay về, mỗi người một món quà nhỏ. Không có cha mẹ nào chê con ít tiền, chỉ buồn lòng khi chúng thiếu cái tình mà thôi.

3. Những ai đã có thu nhập, mỗi tháng nên dành một món tiền nhất định và thường xuyên gởi tới cha mẹ coi như một chút trách nhiệm của con đối với cha mẹ.

4. Nên có những buổi trò chuyện với cha mẹ, kể về công việc của mình, nêu lên nguyện vọng của mình: Được cha mẹ yêu thương, tôn trọng; chúng con đã lớn sắp có vợ có chồng, cha mẹ sắp có cháu nội, cháu ngoại. Mọi người tôn trọng nhau sẽ tạo không khí đầm ấm trong gia đình và là tấm gương tốt cho các cháu noi theo… Tóm lại, muốn cha mẹ thay đổi, con cái cũng phải điều chỉnh mình cho phù hợp.

Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình bạn.

Chuyên gia tư vấn Bùi Kim Phượng
(Công ty Hồn Việt.)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.