Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi

M.Giao
M.Giao
07/01/2024 00:12 GMT+7

Kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi như thế nào?; Người tập thể dục cần chú ý khi trời trở lạnh; Ngủ ngồi tác động đến sức khỏe ra sao?... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày mới chủ nhật 7.1. Ngày mới với tin tức sức khỏe hôm nay xin tóm tắt những thông tin chính:

Kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi như thế nào?

Kiểm soát huyết áp đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe ở người cao tuổi. May mắn là một số thay đổi trong lối sống có thể giúp kiểm soát huyết áp, cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Đối với người lớn tuổi, để kiểm soát huyết áp, bản thân người bệnh và người nhà cần lưu ý những điều sau:

Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi- Ảnh 1.

Tập thể dục thường xuyên sẽ góp phần kiểm soát huyết áp cao ở người cao tuổi

SHUTTERSTOCK

Tập thể dục thường xuyên là một cách hiệu quả để giảm huyết áp ở người cao tuổi. Những hình thức tập luyện phù hợp nhất với người cao tuổi là đi bộ, yoga, chạy bộ, thái cực quyền hoặc những bài tập nhẹ nhàng khác.

Ngoài ra, tập thể dục còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác cho người cao tuổi, chẳng hạn như cải thiện tim mạch và giảm nguy cơ té ngã, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi như thế nào? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 7.1. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về người cao tuổi như: 5 điều quan trọng để người trên 50 tuổi kiểm soát cholesterol, tránh đau tim; 5 lời khuyên về tập thể dục cho người 55 tuổi trở lên...

Người tập thể dục cần chú ý khi trời trở lạnh

Thời tiết lạnh có thể tác động đáng kể đến cơ bắp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất vận động và nhiều chức năng tổng thể khác của cơ thể. Khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, cơ bắp của chúng ta có xu hướng co lại và trở nên kém linh hoạt, khiến chúng dễ bị chấn thương hơn.

Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là do lưu lượng máu đến cơ giảm khi thời tiết lạnh. Khi phản ứng với nhiệt độ thấp, các mạch máu sẽ co lại. Tình trạng này khiến lượng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho các mô cơ sẽ giảm, theo trang sức khỏe Livestrong (Mỹ).

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi- Ảnh 2.

Khi thời tiết lạnh, người tập cần khởi động kỹ để giảm thiểu nguy cơ chấn thương

SHUTTERSTOCK

Hệ quả của phản ứng sinh học này là có thể dẫn đến cứng cơ, giảm phạm vi chuyển động và tăng khả năng bị căng cơ và bong gân. Hơn nữa, thời tiết lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến sự phối hợp cơ bắp và thời gian phản ứng.

Nhiệt độ giảm cũng cản trở tốc độ dẫn truyền thần kinh, khiến tín hiệu từ não khó đến được các khối cơ một cách hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến phản xạ chậm hơn và giảm khả năng kiểm soát cơ, làm tăng nguy cơ tai nạn hoặc té ngã.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Người tập thể dục cần chú ý khi trời trở lạnh trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 7.1. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về tập thể dục như: Năm mới 2024: Chuyên gia chỉ cách giúp bạn sống khỏe, sống thọ hơn; Tập thể dục có giúp giảm cholesterol 'xấu'?...

Ngủ ngồi tác động đến sức khỏe ra sao?

Không phải bất kỳ lúc nào muốn ngủ thì chúng ta cũng có thể tìm một chỗ thích hợp để nằm. Nhiều trường hợp, chẳng hạn như đang trên xe đò hoặc nhiều phương tiện giao thông khác, chúng ta không thể nằm ngủ mà phải ngồi ngủ. Ngủ ngồi có thể gây ra một số tác động đến sức khỏe.

Một trường hợp khác phải ngủ ngồi là những người đang có vấn đề sức khoẻ, chẳng hạn như suy thận. Người vừa phẫu thuật cũng có thể được bác sĩ yêu cầu ngủ ngồi trong 1 đến 2 ngày, theo chuyện trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi- Ảnh 3.

Ngủ ngồi trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Dù ngủ ngồi ở trên máy bay hay có ghế dựa trên ô tô thì đầu thường sẽ nghiêng sang một bên. Tư thế ngủ này sẽ khó giữ đầu và cột sống cổ ở tư thế thẳng. Hệ quả là khiến chúng ta thức dậy với cảm giác đau nhức cổ. Ngoài tác động này, chúng ta cũng sẽ gặp một số vấn đề khác nếu ngủ ngồi trong nhiều giờ.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Chronobiology International cho thấy ngủ ngồi có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái kích thích sinh lý nhiều hơn. Tình trạng này khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ và có ngủ thì cũng sẽ chập chờn.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Ngủ ngồi tác động đến sức khỏe ra sao? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 7.1. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về giấc ngủ như: Tại sao người bị tiểu đường cần ngủ đủ giấc?; Phát hiện bất ngờ về việc ngủ nướng vào cuối tuần...

Ngoài ra, trong ngày chủ nhật 7.1 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Hơn 30.000 người mù tại Việt Nam cần được ghép giác mạcBéo phì và bệnh đái tháo đường ở người trẻ...

Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn ngày chủ nhật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.