Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ngủ với gối thế nào để phòng đột quỵ?

01/03/2024 00:10 GMT+7

'Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện cách ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ do cổ bị cong khi ngủ với gối quá cao'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ nói gì về việc 'có nên uống nước lá cây để làm tan sỏi thận'?; Những thứ nên và không nên ăn trong những ngày nắng nóng; Đi ngủ sớm tác động đến cơ thể như thế nào?...

Người 50 tuổi ngủ gối cao chừng này là tốt nhất để phòng đột quỵ, sống thọ

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y học quốc tế Sage Journal đã phát hiện tác hại khôn lường của việc ngủ với gối cao.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện cách ngủ này làm tăng nguy cơ đột quỵ do cổ bị cong khi ngủ.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Não và Tim mạch Quốc gia Nhật đã nghiên cứu các trường hợp bóc tách động mạch đốt sống tự phát (sVAD), vỡ mạch máu sau gáy gây đột quỵ, với chiều cao gối khi ngủ của bệnh nhân.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ngủ với gối thế nào để phòng đột quỵ?- Ảnh 1.

Nghiên cứu mới đã phát hiện tác hại khôn lường của việc ngủ với gối cao

Shutterstock

Nhìn chung, sVAD gây ra khoảng 2% số ca đột quỵ. Nhưng đối với lứa tuổi từ 15 đến 45, tỷ lệ này tăng lên 10%.

Nghiên cứu mới bao gồm 53 người từ 45 đến 56 tuổi bị sVAD tại Trung tâm Não và Tim mạch Quốc gia Nhật từ năm 2018 đến năm 2023.

Những người tham gia được so sánh với 53 người nhập viện vì đột quỵ hoặc xuất huyết não do các nguyên nhân khác trong cùng thời gian. Cụ thể, nghiên cứu tập trung vào giới tính, độ tuổi và chiều cao của gối.

Dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong ngành, nhóm nghiên cứu đã phân loại gối theo chiều cao như sau: Gối cao từ 12 cm trở lên là "cao"; gối cao từ 15 cm trở lên là "cực kỳ cao".

Kết quả đã phát hiện có đến 34% bệnh nhân sVAD đã sử dụng gối từ 12 cm trở lên, so với chỉ 15% ở nhóm đối chứng, theo Asahi Shimbun.

Ngoài ra, cũng có 17% bệnh nhân sVAD đã sử dụng gối từ 15 cm trở lên, so với chỉ 1,9% ở nhóm đối chứng. Nhóm nghiên cứu cho biết, gối càng cao càng có nguy cơ cao bị sVAD. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 1.3.

Nên và không nên ăn gì trong những ngày nắng nóng?

Để giúp cơ thể mát mẻ vào những ngày nắng nóng, bạn nên ăn nhiều rau quả, uống đủ nước và không nên ăn nhiều bữa lớn, tiêu thụ các thực phẩm giàu caffeine.

Trời nắng nóng cũng là thời điểm mọi người cần tiêu thụ nước nhiều hơn và cảm thấy mau đói hơn. Các chuyên gia cho rằng nếu được cung cấp đủ nước và có đủ năng lượng, cơ thể có thể vượt qua những tác động phổ biến do nắng nóng gây nên.

Dưới đây là một số lưu ý trong việc ăn uống những ngày nắng nóng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ngủ với gối thế nào để phòng đột quỵ?- Ảnh 2.

Thời tiết nóng, chuyên gia khuyên mọi người nên ăn các loại thực phẩm cung cấp nước, dễ tiêu hóa như dưa hấu

L.C

Không ăn nhiều bữa lớn. Bà Leigh A. Frame - giám đốc y học tích hợp tại Đại học George Washington (Mỹ) - cho biết quá trình tiêu hóa tạo ra nhiệt. Ngoài ra, việc tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm giàu dinh dưỡng trong một lần ăn có thể khiến cơ thể gặp khó trong quá trình tiêu hóa.

"Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, cơ thể bạn thực sự đang tạo ra nhiều nhiệt hơn", bà Frame nói. Các chuyên gia khuyên mọi người nên chia thành các bữa nhẹ trong ngày và ăn các loại thực phẩm cung cấp nước, giúp dễ tiêu hóa hơn như dưa leo và dưa hấu.

Không tiêu thụ quá nhiều caffeine và đồ uống lạnh. Đồ uống có lượng lớn caffeine như nước tăng lực có thể làm cơ thể mất nước vì chúng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Trong khi đó, tiêu thụ nhiều đồ ăn hoặc đồ uống lạnh trong ngày có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể. Sau đó, cơ thể có thể phản ứng bằng cách cố gắng tự làm nóng trở lại. Theo bà Frame, điều này có thể làm tiêu hao năng lượng và khiến bạn cảm thấy nóng hơn về lâu dài. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 1.3.

Đi ngủ sớm tác động đến cơ thể như thế nào?

Người trưởng thành tuổi từ 18 - 60 được khuyến cáo nên ngủ từ 7 - 8 tiếng/đêm. Ngủ sớm có thể giúp một người dễ đạt được mục tiêu này. Ngủ sớm cũng mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe và không phải ai cũng biết.

Thời gian bắt đầu đi ngủ sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể về cấu trúc và chất lượng giấc ngủ. Nhưng nhìn chung, đi ngủ muộn hơn có thể đồng nghĩa với việc sẽ ngủ ít hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể lựa chọn ngủ sớm, chẳng hạn như những người làm ca đêm hay gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ngủ với gối thế nào để phòng đột quỵ?- Ảnh 3.

Ngủ sớm sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và góp phần kiểm soát cân nặng

SHUTTERSTOCK

Ngủ sớm có thể mang lại những lợi ích sức khỏe sau:

Tăng cường hệ miễn dịch. Một trong những lợi ích đầu tiên cần nhắc đến khi ngủ sớm là tăng cường miễn dịch. Khi ngủ, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các protein gọi là cytokine. Những cytokine này rất quan trọng đối với sức khỏe.

Khi chúng ta khỏe mạnh, cytokine hoạt động như chất truyền tin hóa học đến các tế bào, từ đó duy trì chức năng hệ miễn dịch. Khi chúng ta bệnh, cytokine sẽ kích thích hệ miễn dịch, tùy thuộc vào mối đe dọa mà cơ thể sẽ có phản ứng thích hợp.

Giúp da khỏe mạnh. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy ngủ sớm hơn 1 giờ có thể giúp da sáng khỏe hơn. Ngược lại, thiếu ngủ sẽ tác động tiêu cực đến da. Cụ thể, thiếu ngủ sẽ gây quầng thâm mắt, khiến da kém hồng hào hơn, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến da và làm da nhợt nhạt.

Hơn nữa, một số hoóc môn nhất định sẽ hoạt động trong khi ngủ, trong đó có somatotropin. Đây là một loại hoóc môn tăng trưởng mang lại lợi ích cho da, chẳng hạn như phục hồi và giúp da trông đầy đặn hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.