Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thèm nước cam, cơ thể thiếu chất gì?

11/01/2024 00:10 GMT+7

'Nước cam là thức uống rất có lợi cho sức khỏe với nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Đôi khi, một số vấn đề sức khỏe có thể khiến chúng ta bỗng dưng thèm nước cam'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cách kiểm soát bệnh tiểu đường; Lợi ích của nâng tạ với sức khỏe xương khớp; Chuyên gia nói gì về thói quen ăn xong là rót ngay tách trà nóng?...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bỗng dưng thèm nước cam?

Cam nổi tiếng với lượng vitamin C dồi dào. Nước cam là thức uống rất có lợi cho sức khỏe với nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Đôi khi, một số vấn đề sức khỏe có thể khiến chúng ta bỗng dưng thèm nước cam.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thèm nước cam, cơ thể thiếu chất gì?- Ảnh 1.

Căng thẳng kéo dài có thể khiến chúng ta thèm uống nước cam

SHUTTERSTOCK

Thỉnh thoảng, bỗng dưng chúng ta thèm nước cam. Nguyên nhân có thể do những điều sau.

Căng thẳng. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ thèm các món ngọt. Nước cam dù giàu vitamin và khoáng chất nhưng cũng chứa nhiều đường. Lượng đường này khi vào cơ thể sẽ giúp tạo cảm giác thoải mái.

Ăn uống đồ ngọt có thể giúp tạo cảm giác thoải mái khi đang căng thẳng, nhưng đổi lại nó sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều calo. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ gây tăng cân.

Khi đang bị bệnh. Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến với các triệu chứng đặc trưng như chảy nước mũi, nghẹt mũi và mệt mỏi. Đôi khi, người bị cảm lạnh lại có cảm giác thèm ăn hay uống món gì đó, trong đó có nước cam.

Cảm giác thèm ăn này là vì cơ thể đang bị căng thẳng do chống chọi với bệnh và muốn nạp thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu thèm nước cam thì đó là điều tốt vì nước cam rất giàu chất chống ô xy hóa và vitamin C. Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết cho hệ miễn dịch khi đang bị cảm. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 11.1.

Thèm nước cam Cơ thể báo hiệu điều gì

Làm sao để kiểm soát bệnh tiểu đường?

Một trong những thay đổi quan trọng nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường là áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ ăn dù quan trọng nhưng cũng cần kết hợp với một số phương pháp khác.

Khi thay đổi chế độ ăn, người bị tiểu đường cần hạn chế các món có nhiều đường và tinh bột trắng như bánh mì trắng, bánh ngọt. Đồng thời, họ cần ưu tiên ăn món giàu vitamin, khoáng chất nhưng ít chất béo và có hàm lượng calo thấp như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và các loại rau như bông cải xanh, cải thìa, rau chân vịt hay đậu xanh.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thèm nước cam, cơ thể thiếu chất gì?- Ảnh 2.

Kiểm soát đường huyết là một trong những ưu tiên khi điều trị bệnh tiểu đường

SHUTTERSTOCK

Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng cần kết hợp với các biện pháp sau:

Tập thể dục thường xuyên. Để kiểm soát tiểu đường thì người bệnh cần tập thể dục thường xuyên. Vì tập thể dục sẽ giúp giảm mức đường huyết, tăng độ nhạy insulin và thúc đẩy giảm cân.

Tùy vào điều kiện thể chất mà người bệnh có thể đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nâng tạ hay bất kỳ môn thể thao nào yêu thích.

Kiểm soát cân nặng. Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục và giảm cân là cách cực kỳ hiệu quả giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 và cải thiện sức khỏe tổng thể, đặc biệt là với người thừa cân và béo phì.

Để thực hiện mục tiêu kiểm soát cân nặng, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên đặt các mục tiêu nhỏ và thực tế, nhờ đó mà những thay đổi trong chế độ ăn và tập luyện sẽ không gây sốc với cơ thể và dễ duy trì hơn. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 11.1.

Xương thay đổi ra sao khi tập nâng tạ?

Sức khỏe xương là một trong những khía cạnh rất quan trọng của sức khỏe tổng thể, đặc biệt là với người lớn tuổi. Xương đóng vai trò như một bộ khung chống đỡ cho cơ thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng quan trọng.

Duy trì sức mạnh và mật độ xương là điều cần thiết để ngăn ngừa gãy xương và các vấn đề sức khỏe liên quan khác.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thèm nước cam, cơ thể thiếu chất gì?- Ảnh 3.

Nâng tạ giúp cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương

SHUTTERSTOCK

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện nâng tạ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực làm chậm tình trạng mất xương, thậm chí còn giúp xương chắc khỏe hơn. Nhờ đó, nâng tạ trở thành loại bài tập rất cần thiết cho những người muốn cải thiện sức khỏe xương và giảm nguy cơ loãng xương.

Một trong những vấn đề phổ biến nhất liên quan đến xương là loãng xương. Đây là tình trạng đặc trưng bởi mật độ xương thấp và tăng nguy cơ gãy xương. Nâng tạ là một cách hiệu quả để tăng mật độ xương.

Các bài tập nâng tạ từ nâng tạ đòn, squats, deadlifts đến tập trên máy đều sẽ tạo kích thích lên mô xương. Xương nhờ được kích thích sẽ phản ứng bằng cách tăng mật độ xương, từ đó trở nên chắc khỏe hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.