Nhịn ăn, nhịn tiểu là thói quen không tốt cho gan

27/05/2022 08:00 GMT+7

Công việc bận rộn nên tôi thường xuyên nhịn ăn sáng, lâu dần trở thành thói quen. Nhiều lúc đang làm cũng mắc tiểu nhưng vì công việc dở dang nên tôi nhịn. Tôi nghe vợ nói là như vậy hại gan, không biết có đúng không, mong chuyên gia giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn! (Trần Dương - Nha Trang)

Theo BS.CKI Hoàng Đình Thành - Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, các thói quen xấu như dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, thực phẩm nhiễm độc, vi rút, vi khuẩn và độc chất sản sinh từ thói quen nhịn ăn, nhịn tiểu… có thể khiến tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở gan, có vai trò miễn dịch và loại bỏ các tế bào gan chết) bị kích thích quá mức. Khi tế bào Kupffer bị kích thích sẽ phóng thích các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại và gây ra nhiều bệnh lý về gan.

Cụ thể, nhịn ăn sáng nói riêng và nhịn ăn các bữa thường xuyên, dẫn đến việc tế bào gan không đủ năng lượng để lọc máu và làm cho các độc chất tích tụ ở gan ngày càng nhiều. Các độc tố này “cư trú” ở gan, sẽ làm tế bào gan tăng hoạt động để làm nhiệm vụ giải độc, từ đó, sản sinh các chất trung gian kích hoạt quá mức tế bào Kupffer, phóng thích ra các chất gây viêm, làm tổn thương và hủy hoại các tế bào gan, dễ gây bệnh viêm gan, xơ gan, suy gan.

Nhịn ăn, nhịn tiểu là thói quen không tốt cho gan- Ảnh 1.

Nhịn ăn sáng hoặc dùng bữa sáng qua loa, không đủ chất có thể khiến gan thiếu năng lượng trầm trọng để thải độc

Ảnh: Shutterstock

Ngoài ra, gan bị hư tổn sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác như giảm khả năng tiết mật để tiêu hóa chất béo; làm tăng lượng cholesterol gây tăng xơ vữa động mạch, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Bên cạnh đó, nhịn tiểu thường xuyên cũng là thói quen xấu vô tình hại sức khỏe nói chung. Gan có nhiệm vụ quan trọng khác là tham gia vào quá trình đào thải nồng độ amoniac trong máu ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Vì các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày đều chứa một lượng nitơ khá lớn, sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ bị các vi khuẩn đường ruột có men urease phân hủy nitơ thành amoniac (NH3), có tính độc. Sau đó, NH3 thấm vào niêm mạc ruột và nhanh chóng khuếch tán vào máu, rồi được đưa đến gan.

Nếu độc tố không được thải ra mà lại bị giữ lại trong cơ thể khi bạn nhịn đi tiểu thì gan lại phải làm việc liên tục để khử độc chất và làm sản sinh các chất trung gian kích hoạt tế bào Kupffer, điều này khiến tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm làm hoại tử các tế bào gan.

Nhịn ăn, nhịn tiểu là thói quen không tốt cho gan- Ảnh 2.

Nên từ bỏ thói quen nhịn tiểu để giảm các nguy cơ mắc bệnh về thận, tích tụ độc chất trong gan

Ảnh: Shutterstock

Do đó, ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết giúp gan thực hiện tốt vai trò của mình. Đồng thời, hãy uống đủ nước và “xả van" đúng lúc cơ thể bạn lên tiếng. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe của lá gan bạn cần chọn lựa thực phẩm sạch, hạn chế rượu bia, thuốc lá, không sử dụng thuốc tùy tiện. Đặc biệt, chủ động chống độc, bảo vệ gan bằng tinh chất thiên nhiên quý như Wasabia và S. Marianum có tác dụng kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer, thúc đẩy quá trình chống độc và bảo vệ gan.

Nhịn ăn, nhịn tiểu là thói quen không tốt cho gan- Ảnh 3.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.