Phát hiện cá heo đầu tiên có 'ngón tay cái'

13/12/2023 09:35 GMT+7

Các nhà khoa học đã phát hiện cá heo đầu tiên có 'ngón tay cái', điều hoàn toàn bất ngờ và có thể đến từ tình trạng giao phối cận huyết ở cá heo cha mẹ.

Phát hiện cá heo đầu tiên có 'ngón tay cái' - Ảnh 1.

Hình ảnh cá heo có 'ngón tay cái'

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỘNG VẬT BIỂN HỮU NHŨ PELAGOS

Những hình ảnh vừa được công bố cho thấy một con cá heo có bề ngoài bất thường ở Vịnh Corinth, ngoài khơi bờ biển Hy Lạp, theo trang UNILAD hôm 12.12.

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Động vật biển hữu nhũ Pelagos (Hy Lạp) đã 2 lần nhìn thấy con cá voi trong lúc khảo sát ở vùng biển trên. Điều khiến họ chú ý là con cá heo này có hai chân chèo kỳ dị, với một góc chân chèo tạo thành hình "ngón tay cái".

Nhà điều phối khoa học Alexandros Frantzis, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Động vật biển hữu nhũ Pelagos, cho biết bất chấp bề ngoài "không bình thường", con cá heo vẫn sinh hoạt như đồng loại, như chơi đùa, nhảy vòng cung khỏi mặt nước, bơi lội.

Bà Frantzis, người chụp ảnh, bổ sung: "Đây là lần đầu chúng tôi chứng kiến hình dạng chân chèo lạ lùng đến thế trong 30 năm khảo sát vùng biển".

Vịnh Corinth được biết đến như là khu vực tập trung nhiều loài hỗn hợp, nhưng cá heo có "ngón tay cái" là cá thể đặc biệt nhất từ trước đến nay. Nó thuộc loài cá heo sọc, loài hiện có khoảng 1.300 cá thể ở vùng Vịnh.

Chuyên gia Frantzis cho rằng con cá heo có thể bị dị tật do tình trạng giao phối cận huyết, cho phép một số gien hiếm và bất thường xuất hiện ở đời con.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.