Nguy cơ sóng thần đã qua!

27/12/2006 09:04 GMT+7

Lúc 0 giờ 15 phút 27/12, TS Khí tượng và Môi trường Trần Tiễn Khanh (Mỹ) báo tin: “Mối đe dọa từ sóng thần đã qua rồi!” Nhiều đường phố và cầu ở Đài Loan bị tàn phá, hỏa hoạn do cháy cáp điện ngầm ở nhiều nơi.

Tin ban đầu cho biết, nhưng ở phía nam TP Pintung chỉ có 1 người chết, 3 người bị thương. Lúc 22 giờ VN, Trung tâm Khí tượng JMA (Nhật) cho biết đã không có bất cứ sự tàn phá to lớn nào bởi sóng thần ở Philippines. Nguy hiểm đã qua nhưng đường điện thoại từ TP Cao Hùng đến Pingtung đã bị cắt nên người ta chưa thể biết hết những thiệt hại do động đất. Trước đó, Cơ quan cảnh báo sóng thần của UNESCO ghi nhận động đất 7,1 độ Richter còn Đài Loan chỉ ghi nhận 6,7 độ Richter  và 8 phút sau động đất 7,0 độ Richter .


Bản đồ động đất tại Đài Loan 11/ 2006

Cũng chung quanh sự kiện này, NOAA (Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa kỳ) đã phát đi cảnh báo số 1 về nguy cơ sóng thần trên Thái Bình Dương. Theo đó, động đất 7,2 độ Richter tại 21,8 độ vĩ bắc và 120,6 độ kinh đông ở phía nam Đài Loan lúc 12 giờ 26 phút 26/12 (giờ địa phương). Trung tâm khí tượng Nhật bản JMA cũng đã ghi nhận động đất tương tự dưới độ sâu 40km và phát cảnh báo nguy cơ sóng thần đi về phía tây bắc Thái Bình Dương, trong đó có biển Nam Trung quốc và biển Đông VN. Sau đó họ đã hủy bỏ tin này nhưng lưu ý, chấn động này vẫn có thể ảnh hưởng hàng trăm cây số dọc theo bờ biển tính từ tâm chấn.

Trong khi đó, từ vùng động đất, Trung tâm Khí tượng CWB (Đài Loan) cho biết các động đất liên tục xảy ra từ 1/11 dến 26/12, theo trình tự ngược tại bảng sau, tính theo giờ địa phương:

Gần như cùng lúc, hãng tin CNN (Mỹ) cũng đã đưa tin động đất 7,1 độ Richter tại Đài Loan, cảnh báo sóng thần ở Philippines. 


Bản đồ trạm quan trắc sóng thần tại Thái Bình Dương. Sao xanh, đã hoàn thành. Sao đỏ, trong kế hoạch

Cần nhắc lại, cách nay 1 tuần, sáng sớm 18/12/ 2006, ba trận động đất liên tiếp diễn ra ngoài khơi phía bắc đảo Sumatra (Indonesia) làm ít nhất 7 người chết, 150 người bị thương và khoảng 850 ngôi nhà bị phá hủy. Dư chấn do động đất cũng được ghi nhận tại Singapore, đảo quốc cách vùng tâm chấn 540km. Các dư chấn tiếp tục diễn ra trong nửa giờ sau. Không có cảnh báo sóng thần vào lúc ấy do mức các chấn động đều dưới 6,3 độ Richter.


TP Banda Aceh sau khi bị sóng thần tàn phá cách đây 2 năm - Ảnh: NASA

Hồi tháng 9/ 1999 một động đất 7,6 độ Richter đã làm thiệt mạng hơn 2.300 người ở Đài Loan. Tháng 7/2006 một động đất 7,7 độ Richter phía nam đảo Java cũng làm hơn 600 người thiệt mạng. Xa hơn, ngày 26/12/ 2004, tức cách nay đúng 2 năm, động đất 9,1 độ Richter ở Indonesia đã gây ra sóng thần cao hơn 10m làm chết ít nhất 230.000 người ở 11 quốc gia quanh Ấn độ dương.

Đ.N.K

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.