EU không thể sửa đổi hiệp ước

09/12/2011 14:32 GMT+7

(TNO) Nỗ lực nhằm sửa đổi hiệp ước Liên minh châu u (EU) nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) đã không đạt được kết quả trước sự phản đối của Anh.

(TNO) Nỗ lực nhằm sửa đổi hiệp ước Liên minh châu u (EU) nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) đã không đạt được kết quả trước sự phản đối của Anh.

Cuộc thương lượng của 27 nước thuộc liên minh sụp đổ sau khi Thủ tướng Anh David Cameron đưa ra những điều kiện mà Đức và Pháp không chấp nhận.

Phát biểu sau cuộc họp kéo dài 10 giờ đồng hồ vào đêm 8.12, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói 17 nước thuộc khối eurozone và một số thành viên của EU sẽ ký kết một hiệp ước độc lập.

Đức và Pháp vốn vận động đưa vào hiệp ước của Liên minh châu u những quy định chặt chẽ hơn về tài chính. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh David Cameron nói việc sửa đổi hiệp ước không mang lại lợi ích cho nước Anh.

Theo BBC, việc ký kết một hiệp ước độc lập mà không thay đổi hiệp ước EU sẽ có lợi cho khối eurozone bởi nó nhiều khả năng sẽ giúp tiết kiệm thời gian do nghị viện các nước thành viên sẽ không mất nhiều thời gian để chuẩn thuận so với việc sửa đổi hiệp ước EU.

Quan trọng hơn, thỏa thuận nhận được sự hoan nghênh của tân chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu u Mario Draghi.

Sự ủng hộ của ông Draghi cùng với việc Ngân hàng Trung ương châu u tiếp tục mua trái phiếu của các nước gặp khó khăn như Ý và Tây Ban Nha đóng vai trò quan trọng giúp kéo dài thời gian để các nước này tái cấu trúc và điều chỉnh nền kinh tế nhằm giảm nợ và tránh được khả năng đồng euro sụp đổ.

Kết quả này là một thất bại đáng kể cho Thủ tướng Anh David Cameron, người đòi hỏi sự bảo đảm nhằm bảo vệ lĩnh vực tài chính Anh để đổi lại một thỏa thuận của toàn bộ EU.

Ông Sarkozy nói: “David Cameron đã đòi hỏi một điều mà tất cả chúng tôi đều xem là không thể chấp nhận, một điều khoản trong hiệp ước cho phép Anh được miễn một số quy định tài chính nhất định”.

Ông Sarkozy bổ sung rằng Hungary cũng quyết định đứng ngoài hiệp ước được đề xuất trong khi CH Séc và Thụy Điển muốn tham vấn nghị viện trước khi đưa ra quyết định.

“Những nước còn lại đều có nguyện vọng gia nhập hiệp ước liên chính phủ”, lãnh đạo Pháp nói. Theo ông, hiệp ước mới sẽ soạn thảo trước tháng 3 năm tới.

Trong cuộc thương lượng, lãnh đạo các nước eurozone đã đồng ý thiết lập các quy định chặt chẽ hơn về tài chính, vốn đề ra các biện pháp trừng phạt tự động.

Họ cũng đồng ý về mức trần của gói cứu trợ thường trực của eurozone vốn được ấn định là 500 tỉ euro.

Đức và Pháp vốn vận động cho việc thay đổi hiệp ước EU, nói rằng các quy định tài chính nghiêm ngặt hơn nên là một phần trong các đạo luật cơ bản của EU.

>> Áp lực đè nặng lên hội nghị EU
>> Triều đại Merkozy tại eurozone

Sơn Duân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.