Cao cờ hay đòn hiểm?

05/10/2010 00:40 GMT+7

Chuyến thăm Hy Lạp của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo làm thay đổi cơ bản về bản chất lẫn mức độ quan hệ giữa 2 nước với hơn 10 thỏa thuận hợp tác được ký kết.

Đặc biệt cam kết của Trung Quốc sẽ mua trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp một khi nước này cần vay tín dụng giúp quan hệ này từ nay có thêm tính từ “chiến lược”. Đối với Trung Quốc, nhằm vào Hy Lạp là nước cờ cao tay. Nhưng đối với EU, những gì mà Bắc Kinh dự tính và đã đạt được với Athens lại là đòn hiểm.

Hy Lạp hiện là thành viên yếu nhất trong nhóm sử dụng đồng tiền chung euro, dễ bị tổn thương nhất về tài chính và chính trị, cần sự hậu thuẫn tài chính cả về mức độ lẫn tính cấp thiết. EU và IMF đã có kế hoạch cứu Hy Lạp nhưng lại kèm theo những điều kiện gây phản ứng dữ dội từ nội bộ xã hội nước này. Sự hợp tác và hậu thuẫn tài chính của Trung Quốc giúp Chính phủ Hy Lạp có thêm lựa chọn, giảm bớt áp lực từ EU và IMF, đồng thời còn có thể mở ra triển vọng mới cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Bắc Kinh.

Tình cảnh khó khăn và nhu cầu tài chính của Hy Lạp là cơ hội thuận lợi để Trung Quốc sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn dư giả và tiềm lực kinh tế của mình. Đối với Trung Quốc, Hy Lạp có thể trở thành bàn đạp để vươn xa hơn trên thị trường châu u, tới Nam u hay Đông u, Địa Trung Hải hay bán đảo Balkan. Nước này cũng sẽ có thêm con chủ bài trong quan hệ với EU. EU không lo ngại sao được trước nguy cơ mất dần không chỉ Hy Lạp, mà còn cả các khu vực thị trường và lĩnh vực kinh doanh khác vào phạm vi chi phối của Trung Quốc.

La Phù

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.