Nghị quyết trừng phạt CHDCND Triều Tiên có hiệu lực

15/10/2006 23:37 GMT+7

Ngày 14/10, Hội đồng Bảo an LHQ đã nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt kinh tế và hạn chế buôn bán vũ khí đối với CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, thực thi nghị quyết không phải là điều dễ dàng do cách hiểu của mỗi nước khác nhau.

Theo yêu cầu của Nga và Trung Quốc, nghị quyết nói rõ không sử dụng vũ lực đối với CHDCND Triều Tiên. Nghị quyết yêu cầu tất cả các nước ngăn chặn quốc gia này xuất khẩu và nhập khẩu bất cứ thiết bị nào dùng để chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc tên lửa đạn đạo, phong tỏa tài khoản những cá nhân liên quan và cấm họ xuất nhập cảnh.

Nghị quyết cho phép các nước kiểm tra các tàu chở hàng đến và đi từ CHDCND Triều Tiên nhằm ngăn chặn các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy đã được làm "mềm" đi về lời văn nhưng điều khoản này vẫn không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc - nước này

Ngày 15/10, một dân biểu đảng LDP cầm quyền tuyên bố cần thảo luận về sự cần thiết của vũ khí hạt nhân đối với Nhật Bản, phụ họa gợi ý của cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone hôm 5/9 vừa rồi. Các chuyên gia phỏng đoán, chỉ cần 6 tháng là Nhật Bản có thể cho ra đời một thiết bị nổ hạt nhân, thậm chí thuộc loại tinh vi. Có người còn nói bản thiết kế cho trái bom có khi đã nằm sẵn sàng trên bàn. Hiện nay, khoảng 36 nước có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân nhưng chọn con đường tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

nói sẽ không thực hiện bất kỳ cuộc kiểm tra nào. Trung Quốc không thoải mái với viễn cảnh tàu chiến Mỹ rình ngoài khơi nước này, cho dù Mỹ đã hứa các cuộc kiểm tra chủ yếu diễn ra ở các cảng biển. Đại sứ Trung Quốc tại LHQ nói nước này "mạnh mẽ thúc giục các nước liên quan có thái độ cẩn trọng và có trách nhiệm, kiềm chế không làm bất cứ điều gì có thể làm tăng căng thẳng".

Trong khi đó, Nhật Bản và Úc hôm qua cam kết sẽ ngay lập tức thực hiện lệnh trừng phạt và thậm chí còn nói đang xem xét những hình thức trừng phạt bổ sung khắc nghiệt hơn. Hàn Quốc cũng khẳng định sẽ tuân thủ nghị quyết, nhưng không cho biết chi tiết sẽ làm như thế nào. Tuy nhiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói rõ lệnh trừng phạt không ảnh hưởng đến các liên doanh du lịch và dự án tổ hợp công nghiệp ở CHDCND Triều Tiên, vì nó "không có gì liên quan đến chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt".

CHDCND Triều Tiên ngay lập tức đã bác bỏ nghị quyết. Đại sứ nước này tại LHQ phẫn nộ bước ra khỏi phòng họp sau khi cáo buộc 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an cư xử "như bọn kẻ cướp", và bỏ qua những đe dọa hạt nhân của Mỹ đối với đất nước của ông.

Tuy nhiên, các cuộc tham vấn ngoại giao sẽ vẫn diễn ra liên tiếp trong tuần này nhằm bàn cách thực hiện nghị quyết, nhưng quan trọng nhất là để thuyết phục Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán sáu bên. Hôm qua Ngoại trưởng Nga và ngày mai Ngoại trưởng Mỹ đều đến Seoul, trong khi đặc sứ Mỹ sang Tokyo. Theo tin từ đặc sứ Nga, khả năng nối lại đàm phán đã sáng sủa hơn "trong một tương lai gần", như lời ông này nói hôm qua, ngay sau khi nghị quyết được thông qua.

Sau 36 năm tồn tại, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân đang bị coi là không đạt hiệu quả mong muốn. Nguyên nhân chính là do tính chất "hai mặt" của văn bản này: nó cho phép 5 nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc giữ nguyên khả năng răn đe hạt nhân của mình, trong khi cấm các nước khác nghiên cứu chế tạo loại vũ khí này. Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 27.000 đầu đạn hạt nhân, phần lớn là của Nga và Mỹ. Cả 5 nước trên đều không ngừng hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, cho dù cắt giảm số lượng; riêng Trung Quốc thì còn tăng cả về quy mô.

V.L

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.