Triển lãm các dự án bảo tàng lịch sử quốc gia: Phương án nào khả thi?

04/10/2007 19:29 GMT+7

(TNO) Dự án Bảo tàng lịch sử quốc gia đã nhận được 18 phương án kiến trúc từ các chuyên gia trong và ngoài nước. Ban giám khảo chọn ra 6 dự án đứng đầu để trình bày lên chính phủ và triển lãm cho nhân dân đóng góp ý kiến. Trong đó có 3 dự án A, B và C lần lượt mang các mã số 794517AD 183173DB, 130938SA được đánh giá cao nhất theo thứ tự. Các triển lãm đang lần lượt tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM và TP Đà Nẵng để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và giới chuyên môn.

*Diễn giải của các nhóm tác giả:

Theo tài liệu Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), các phương án đã diễn giải ý tưởng kiến trúc của 3 phương án như sau:

- Phương án A:  Với đặc trưng cài răng lược giữa bảo tàng và phong cảnh công trình nhìn từ phối cảnh chim bay có hình dạng của bàn tay (ảnh 1). Ý tưởng chính của công trình là biểu tượng một bàn tay của quần chúng nhân dân đã tạo dựng lịch sử, nó cũng tượng trưng cho truyền thống lao động cần cù và kháng chiến anh dũng để bảo vệ độc lập. Bàn tay còn thể hiện sự đổi mới, sự cảm thông chia sẻ, sự chào đón và mối quan hệ hòa nhập...

Ảnh 1

- Phương án B: Từ bọc trứng của Mẹ u Cơ cà Cha Lạc Long Quân...Hình tượng quả trứng đại diện cho 100 người con đặc trưng cho tính đa dân tộc và hòa hợp của đất nước. Cảm hứng từ truyền thuyết con Rồng cháu Tiên đưa thiết kế bảo tàng “dựa trên thế đất phong thủy của Hà Nội, coi trọng dòng khí hướng về hồ Tây và sông Hồng ở phía Đông. Đồ án lấy hướng Tây làm dương, hướng Động làm âm, lấy núi (dương) bao bọc ở phía Tây và Bắc; đạt hồ nước (âm) phía Đông nhằm tạo cân bằng âm-dương”.(ảnh 2)

Ảnh 2

- Phương án C: Tổ chức không gian theo trục chính Bắc-Nam thể hiện quá trình lịch sử phát triển đất nước về phía Nam của dân tộc. Bảo tàng như một cây cầu dài 660 mét, cao 40 mét bằng kính bắc qua đồi, núi, biển tượng trưng cho các địa hình đặc trưng Việt Nam, tạo ra một mặt tiền kiến trúc bằng kính lớn nhất hiện nay trên thế giới. Mặt kính ấy cũng là một màn hinh ảo tạo ra các hình ảnh di tích lịch sử, phong cảnh các vùng miền hoặc các danh nhân theo từng thời gian trong năm...( ảnh 3)

Ảnh 3

*Ghi nhận của các nhà chuyên môn:

Khi triển lãm mở ra tại Hà Nội, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với một số kiến trúc sư trong và ngoài nước, và ghi nhận một số ý kiến chung sau đây đối với mỗi đề án:

 - Phương án A: Với hình tượng là một bàn tay, biểu tượng của sự hòa bình, sự hợp nhất và đoàn kết các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

- Phương án B: Dù được dẫn giải như hình tượng bọc trứng mẹ u Cơ nhưng người xem vẫn có cảm tưởng như một chiếc tàu đang trên đường đến đất nước Việt nam, với cách trình bày dựa theo một số nghiên cứu phong thủy.

Cả 2 phương án này đều cho thấy kiến trúc công trình chính và một mô hình xử lý không gian khá hấp dẫn; đặc biệt khi nhìn từ trên không đã tỏ ra khá ấn tượng và thu hút sự chú ý. Tuy vậy, hình ảnh “quả trứng” và “bàn tay” nhìn từ trên không dễ tạo ra những suy luận không thống nhất về ý nghĩ của hình tượng so với ý tưởng ban đầu cả tác giả!Quả trứng trông như một mũi tàu đâm thẳng vào Hà Nội (mô hình bản đồ Việt Nam), còn bàn tay lửng lơ không rõ ràng...

- Riêng phương án C: Không dựa theo một mô hình kiến trúc sôi nổi, bắt mắt mà có ý tưởng trình bày biểu tượng lịch sử Việt Nam với quá trình phát triển và thống nhất từ Bắc tới Nam. Các tượng danh nhân  lịch sử và các anh hùng dân tộc xuất hiện ngay trước khi vào công trình chính của bảo tàng. Công trình được bảo vệ bởi hai mặt kính dài tạo cảm giác như sức mạnh của hai hàng quân ( hay nhân dân) trong suốt lịch sử dân tộc.

Hai tấm gương 330 x 2=660m chiều dài, 40m cao sẽ là 2 màn hình sử dụng kỹ thuật ảo hiện đại và tạo ra hình ảnh động liên tục của lịch sử. Đây là một ý tưởng lạ và táo bạo của các tác giả.Trên thế giới chưa có công trình màn vi tính nào công phu và lớn như vậy.

Một số người am hiểu cho rằng, mặc dù việc thuyết minh bằng tiếng Việt của nhóm tác giả phương án C hơi lúng túng khi trình bày ý tưởng, nhưng có hai khía cạnh cần được xem xét: Trước hết, không gian kiến trúc từ các trục giao thông vào các khu trưng bày của nhà bảo tàng đã xử lý hợp lý với chiều dài khoảng 100 mét, tại một cảm giác tĩnh lặng cần thiết trước khi chiêm nghiệm lịch sử. Hai phương án đầu, chưa làm rõ ý tưởng này, tạo ra hình ảnh các công trình nặng nề nếu nhìn từ mặt đất.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, khi đánh giá giá trị đầu tư công trình thì có sự chênh lệch rất xa của các khái toán: Trong khi phương án A, giá trị đầu tư là 410 triệu USD, phương án B lại vọt lên 460 triệu USD, trong khi phương án C lại chỉ 190 triệu USD!

Đối chiếu với công trình nhà hát lớn Bắc Kinh vừa mới hoàn thành khá hiện đại, xây dựng trên một  diện tích gần 150.000 mét vuông sàn với vốn đầu tư 350 triệu USD thì Bảo tàng lịch sử Việt Nam xây dựng sẽ có diện tích sàn khoảng 100 ngàn mét vuông, mặt hồ 120.000 mét vuông trong một công viên rộng 37 ha...thì vấn đề “tiền” cũng là yếu tố cần xem xét trước khi có quyết định sau cùng.

T.Đ.T

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.