SEA Games 32: Điều lệ đặc biệt của wushu, sắc đẹp Việt Nam gặp khó

22/04/2023 11:22 GMT+7

Xét về góc độ… nhan sắc, đội tuyển wushu Việt Nam sở hữu toàn những VĐV xinh đẹp, toàn tài. Không chỉ có Dương Thúy Vi - cô gái đã từng giành 6 HCV SEA Games, tân binh Nguyễn Thị Hiền cũng hứa hẹn trở thành tài năng không kém gì đàn chị.

Kỳ vọng vào làn gió mới

Trước SEA Games 32, đội tuyển wushu Việt Nam có sự biến động lớn về nhân sự khi những gương mặt nổi bật như Đặng Tiểu Bình, Phạm Quốc Khánh, Trần Thị Minh Huyền không thể tham dự vì những lý do khác nhau. "Về cơ bản, việc thiếu vắng sự góp mặt của những VĐV già dặn kinh nghiệm sẽ khiến chúng tôi gặp khó khăn nhất định. Nhưng cũng khá may mắn khi ở kỳ đại hội này, đội sẽ trình làng lứa VĐV trẻ với nhiều triển vọng, trong đó có Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Lệ Chi", HLV Nguyễn Văn Chương tiết lộ.

SEA Games 32: Điều lệ đặc biệt của wushu, sắc đẹp Việt Nam gặp khó - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Hiền lần đầu đến với đấu trường lớn nhất khu vực

Đ.HUY

SEA Games 32: Điều lệ đặc biệt của wushu, sắc đẹp Việt Nam gặp khó - Ảnh 2.

Cô hăng say tập luyện

Đ.HUY

SEA Games 32: Điều lệ đặc biệt của wushu, sắc đẹp Việt Nam gặp khó - Ảnh 3.

SEA Games 32: Điều lệ đặc biệt của wushu, sắc đẹp Việt Nam gặp khó - Ảnh 4.

Sở hữu sắc vóc đẹp, thần thái, động tác kỹ thuật khá ổn, Nguyễn Thị Hiền lần đầu tiên tham dự SEA Games. Cô gái sinh năm 2000 đã giành một số HCV ở các giải trong nước và trong lần "chạm ngõ" đại hội thể thao lớn nhất khu vực, không thể tránh khỏi áp lực. Nhưng được sự hướng dẫn rất tận tâm của HLV Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thị Hiền ngày càng tiến bộ cả về trình độ lẫn tâm lý. Bài biểu diễn kiếm thuật của cô rất có hồn và được ban huấn luyện đánh giá rất cao. Còn Nguyễn Lê Chi, năm nay mời tròn 20 tuổi, cũng tham dự SEA Games 32 với nhiều háo hức xen lẫn hồi hộp. Cô sẽ thi đấu 2 nội dung thái cực quyền và thái cực kiếm. Không thể không nhắc đến VĐV Nông Văn Hữu - anh đã giành 2 HCĐ nội dung nam đao và nam quyền tại SEA Games 31 trên sân nhà và ở SEA Games 32, chàng trai sinh năm 1999 mang trong mình khát vọng đổi màu huy chương.

Điểm tựa từ 'ngọc nữ' Dương Thúy Vi

Bên cạnh việc đặt kỳ vọng lớn vào những gương mặt trẻ, đội tuyển Wushu VN vẫn còn quân bài chủ lực là VĐV kỳ cựu Dương Thúy Vi. Vi "tỏi" (cô mang biệt danh dễ thương này vì hồi nhỏ, búi tóc thành hình... củ tỏi trên đỉnh đầu) có bảng thành tích đồ sộ, trong đó điểm nhấn danh giá nhất chính là tấm HCV ASIAD 17. Còn ở sân chơi khu vực, Vi đã giành 6 HCV SEA Games. Cô gái sinh năm 1993 thật sự xứng đáng là tấm gương sáng cho các đàn em khi thường xuyên tập thêm giờ, liên tục cải thiện động tác, nâng cao độ khó trong mỗi buổi tập.

SEA Games 32: Điều lệ đặc biệt của wushu, sắc đẹp Việt Nam gặp khó - Ảnh 5.

Ngọc nữ của đội tuyển wushu Việt Nam Dương Thúy Vi

GIANG LAO

SEA Games 32: Điều lệ đặc biệt của wushu, sắc đẹp Việt Nam gặp khó - Ảnh 6.

Thúy Vi cũng đang cần mẫn tập luyện để tiếp tục mang HCV về cho Tổ quốc

Đ.HUY

SEA Games 32: Điều lệ đặc biệt của wushu, sắc đẹp Việt Nam gặp khó - Ảnh 7.

SEA Games 32: Điều lệ đặc biệt của wushu, sắc đẹp Việt Nam gặp khó - Ảnh 8.

Cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia người Trung Quốc, Hoàng Thiếu Hùng, bài tập của Thúy Vi dần được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu cao về độ khó, thích ứng được với những thay đổi rất đặc biệt tại SEA Games 32. "SEA Games 31, mỗi nội dung là một bộ huy chương. Nhưng ở đại hội lần này, chỉ có trường quyền, nam quyền là đơn môn được tính độc lập thành một bộ huy chương. Còn lại các môn binh khí phải cộng các nội dung lại mới được tính thành một bộ huy chương. Chính vì sự khác biệt này mà số lượng huy chương sẽ giảm 1/3, ảnh hưởng đến chỉ tiêu của đội", HLV Nguyễn Văn Chương nói.

Đàn chị Dương Thúy Vi và đàn em Nguyễn Thị Hiền sẽ cùng thi đấu nội dung kiếm thuật và thương thuật (gộp lại thành 1 bộ huy chương). Sau đó bài thi của 2 chị em sẽ được cộng với nhau để tính điểm và so với bộ đôi VĐV của các nước khác. Nếu cao hơn tất cả thì Vi và Hiền được nhận 1 HCV (chung cho cả 2 cô gái). Quy định quá mới mẻ này đòi hỏi các VĐV phải có sự tương đương về trình độ, tâm lý ổn định và phong độ tốt ngang nhau.

"Chúng tôi cần có sự chuẩn bị tốt bởi nội dung các môn binh khí phải thi đấu tốt, đồng đều, nếu 1 trong 2 bài thi không hoàn thành thì đương nhiên không có huy chương. Sẽ là khó khăn hơn nhưng là khó khăn chung vì đây là điều lệ, mình thi họ cũng thi", HLV Nguyễn Văn Chương nhấn mạnh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.