Tầm quan trọng của sự tham gia từ các Bộ, ngành trong kỳ họp COP10

28/09/2023 16:00 GMT+7

Hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá lần thứ 10 (COP10) sẽ diễn ra trong chưa đầy hai tháng nữa, nhằm tìm kiếm giải pháp giảm tác hại cho người hút thuốc, đẩy lùi tỷ lệ thương vong do thuốc lá trên toàn cầu.

Đây là sự kiện quốc tế với sự tham gia của các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Việt Nam sẽ tham gia COP10 để chia sẻ cùng các nước về các vấn đề liên quan đến cả thuốc lá điếu và thuốc lá mới, dòng sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây.

Đặt mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kể cả người hút thuốc, sự tham gia đóng góp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan là rất quan trọng, cần thiết. Điều này sẽ giúp Việt Nam sớm đạt được hiệu quả trong các mục tiêu đề ra, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá điếu không thay đổi và vẫn chưa có giải pháp nào đạt được kỳ vọng như mong đợi.

Câu chuyn liên b-ngành trong vic kim soát thuc lá

So với các nước khác, Việt Nam tham gia vào các kỳ COP từ rất sớm, ngay từ khi bắt đầu hiệu lực năm 2005. Từ năm 2014, Bộ Y tế đã được Chính phủ chỉ đạo làm Trưởng đoàn đàm phán các kỳ COP, bên cạnh sự tham gia từ các cơ quan khác như Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn… Mục đích của sự tham gia liên bộ nhằm xây dựng một tiếng nói thống nhất, toàn diện phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh liên quan đến thuốc lá.

Tầm quan trọng của sự tham gia từ các Bộ, ngành trong kỳ họp COP10  - Ảnh 1.

Đoàn đại biểu của Bộ Y tế Việt Nam tham dự hội nghị COP6 vào năm 2014

Nguồn: MOH


Điều này cũng sẽ giúp Chính phủ kiểm soát thuốc lá điếu và thuốc lá mới dựa trên sự cân bằng, hài hòa và đem lại lợi ích cho quốc gia và các chủ thể liên quan.

Tuy nhiên, thực tế Việt Nam đang có sự mất cân đối giữa thuốc lá mới và thuốc lá điếu trên thị trường. Trong khi thuốc lá điếu chịu sự kiểm soát của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá từ năm 2012 thì thuốc mới lại trôi nổi tại thị trường chợ đen trong gần 10 năm qua. Suốt thời gian này, các bộ ngành liên quan đã không ngừng đề xuất giải pháp để ứng xử với mặt hàng này, nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất quan đim. Trong lúc ch đợi xây dựng hành lang pháp lý, thị trường chợ đen ngày càng sôi nổi, biến tướng, dẫn tới nhiều hệ lụy cho xã hội.

Sau nhiều hội thảo, các chuyên gia cho rằng vấn đề kiểm soát thuốc lá mới hiện nay đã trở thành câu chuyện chung của các cấp quản lý từ trung ương tới địa phương, đòi hỏi sự hợp tác liên ngành. Ngoài vai trò chủ quản của Bộ Công Thương, cn sự phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học - Công nghệ… dưới sự chỉ đạo của Chính phủ.

Tầm quan trọng của sự tham gia từ các Bộ, ngành trong kỳ họp COP10  - Ảnh 2.

Đoàn Việt Nam với Trưởng đoàn là Thứ trưởng Bộ Y Tế cùng đại diện Vụ Pháp chế, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Vụ Hợp tác quốc tế và các Bộ, ngành liên quan tại COP 7, năm 2016

Nguồn: Báo Sức Khỏe Đời Sống


Ưu tiên mc tiêu giảm tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá điếu

Theo bà Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 40.000 người Việt tử vong vì thuốc lá. Do đó, cần sớm hành động để tối thiểu hóa con số này, bằng cách đặt mục tiêu giảm 30% tỷ lệ hút thuốc vào năm 2030.

Mặt khác, hút thuốc lá còn là yếu tố làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư và tim mạch... Do đó, bên cạnh gánh nặng thương vong còn có gánh nặng y tế khi điều trị các bệnh liên quan. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế hy vọng cần cân nhắc xem xét đến những giải pháp đã được chứng minh là có tiềm năng giúp giảm tiêu thụ thuốc lá điếu.

Điển hình tại Nhật Bản, quốc gia này đã bắt đầu quản lý các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá làm nóng (TLLN) từ năm 2014. Sau 5 năm chính thức quản lý TLLN, thị trường Nhật chứng kiến sự sụt giảm đến 34% doanh số bán thuốc lá điếu thông thường, từ đó giảm đến 44% lượng thuốc lá tiêu thụ nói chung, vượt con số 30% mà WHO đề ra.

Còn theo số liệu từ Cơ quan Y tế công cộng Thụy Điển, tỷ lệ người hút thuốc lá điếu của quốc gia này giảm mạnh, chỉ còn 5,8% vào năm 2022. Nếu tiếp tục giảm còn 5% trước 2030, Thuỵ Điển sẽ trở thành quốc gia không khói thuốc đầu tiên trên giới. Trước đó, chính phủ Thu Đin đã hợp pháp hóa thuốc lá ngậm snus dành cho người hút thuốc lá điếu. Đây là một sản phẩm thuốc lá mới có hàm lượng chất gây hại thấp hơn, lưu hành tại Thụy Điển từ nhiều thập kỷ.

Từ dữ liệu đời thực tế, có thể thấy, để giảm tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá, Việt Nam và các quốc gia có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Các chuyên gia nhìn nhận, không có giải pháp nào tốt nhất. Thay vì chỉ có một lựa chọn là cai hẳn hoặc tiếp tục hút thuốc lá điếu, có thể bổ sung giải pháp thay thế giảm tác hại được người hút thuốc đón nhận, hoặc thực thi song hành đa giải pháp. Đây là những lựa chọn để những nước có tỷ lệ hút thuốc lá điếu cao như Việt Nam cân nhắc.

Cuối cùng, dù bắt đầu bằng zero kinh nghiệm, Việt Nam vẫn hoàn toàn có đủ năng lực quản lý để kiểm soát thành công thuốc lá mới nếu thực thi giải pháp kép: một là tập trung theo sát chiến lược giảm cung - giảm cầu - giảm tác hại của WHO; hai là thống nhất giải pháp kiểm soát thuốc lá mới giữa các bộ ngành dựa trên mục tiêu chung là cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.