Không quân Mỹ mơ phát điện trên trời, truyền không dây xuống đất

29/05/2021 08:38 GMT+7

Việc thu và tải năng lượng mặt trời từ không gian xuống trái đất không còn là một giấc mộng hão huyền nữa khi Không quân Mỹ sẽ thực hiện một chuỗi thí nghiệm thực tế cho dự án này trong không gian vào năm 2024.

Thí nghiệm thu và tải năng lượng mặt trời từ không gian xuống trái đất sẽ được thực hiện vào năm 2024.
Nếu đúng theo kế hoạch của Không quân Mỹ, việc tải năng lượng điện mặt trời từ không gian sẽ không còn là giấc mộng hão huyền.
Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) hiện đang phát triển một dự án có tên “Biểu diễn và nghiên cứu gia tăng quang năng không gian” (SSPIDR) với mục đích thu thập năng lượng mặt trời từ không gian và tải xuống trái đất để con người sử dụng.
Theo các quan chức Không quân Mỹ, nếu đạt được khả năng thu thập năng lượng như trên, chắc chắn đó sẽ là một thế mạnh lớn trên chiến trường.
Năng lượng mặt trời thu được trên mặt đất bị giới hạn về khu vực, kích thước của những bộ thu năng lượng và khí hậu. Nhưng nếu các tấm pin thu năng lượng được đưa vào quỹ đạo, chúng có thể thu được năng lượng tia mặt trời không giới hạn, cung cấp một nguồn năng lượng không bị gián đoạn,” theo video quảng bá.

Mô phỏng thiết bị thu và tải năng lượng sẽ được phóng lên không gian vào năm 2024.

Chụp màn hình Space.com

Theo hình dung của Phòng thí nghiệm, vệ tinh thu hoạch ánh sáng mặt trời sẽ được trang bị thêm thiết bị chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng tần số vô tuyến (RF) và tải xuống trái đất. Dưới mặt đất, bộ anten thu tín hiệu sẽ chuyển đổi năng lượng RF thành năng lượng sử dụng được.
Dù không xây dựng một mô hình thực tế để thử nghiệm lý thuyết trên, nhóm nghiên cứu hy vọng mở đường cho dự án SSPIDR, một chuỗi thí nghiệm mặt đất và trên không giúp phát triển các kỹ thuật công nghệ cần thiết. Các thí nghiệm này dự kiến sẽ được đưa vào không gian trong 2-3 năm nữa
Hiện tại, một số thử nghiệm thu năng lượng mặt trời từ ngoài không gian đã được Mỹ triển khai. Thử nghiệm bay mô-đun anten quang điện, hay còn gọi là PRAM-FX, được thực hiện cùng với máy bay vũ trụ robot X-37B của Không quân Mỹ vào tháng 5 năm 2020.
Thử nghiệm này giúp các nhà nghiên cứu xác định được độ hiệu quả của việc chuyển hóa năng lượng từ nhiệt mặt trời thành năng lượng RF nhờ vào tấm ngói. Và kết quả thu được cũng vô cùng hứa hẹn.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.