Nguyên tố siêu nặng 117 có thật

03/05/2014 13:50 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học thuộc Trung tâm GSI Helmholtz (Đức) đã tái tạo thành công nguyên tố mới, mở đường cho sự xuất hiện của nó trên bảng tuần hoàn các nguyên tố.

Theo Phys.Org, các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Ion Nặng GSI Helmholtz, một phòng thí nghiệm hạt gia tốc ở thành phố Darmstadt cho biết đã tạo ra và quan sát một vài nguyên tử của nguyên tố 117, với tên gọi tạm thời là ununseptium.

Nguyên tố 117, được gọi do nguyên tử chứa 117 proton trong nhân. Những nguyên tố siêu nặng này, bao gồm các nguyên tố từ 104 trở đi, không xuất hiện tự nhiên trên Trái đất, chỉ có thể tạo ra chúng trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Uranium, với 92 proton, là nguyên tố nặng nhất thường xuất hiện trong tự nhiên, nhưng giới khoa học có thể tạo ra các nguyên tố nặng hơn bằng cách bổ sung proton vào nhân thông qua quá trình phản ứng nhiệt hạch.

Theo báo cáo mới trên chuyên san Physical Review Letters, bước kế tiếp là chờ Ủy ban Liên minh Quốc tế về hóa học thuần túy và hóa học ứng dụng xem xét kết quả của cuộc nghiên cứu tại Đức để quyết định có chính thức tiếp nhận nguyên tố 117 hay không.

Tạ Xuân Quan - Phi Yến

>> Bảng tuần hoàn hóa học khắc trên sợi tóc
>> Bảng tuần hoàn thêm 2 nguyên tố mới
>> Thành viên mới trong bảng tuần hoàn hóa học
>> Phiên bản mới của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.