Người muốn quên, kẻ cần nhớ

07/04/2014 03:00 GMT+7

Vụ diệt chủng cách đây 20 năm ở Rwanda lại trở thành chuyện thời sự trong quan hệ giữa nước này và Pháp. Để phản đối những cáo buộc Tổng thống Rwanda Paul Kagame, Pháp đã tẩy chay buổi lễ chính thức tưởng niệm hơn 800.000 người - theo số liệu của Liên Hiệp Quốc - bị tàn sát trong vụ diệt chủng này.

Những cáo buộc của ông Kagame nặng nề chưa từng thấy khi cho rằng Pháp và Bỉ phải chịu trách nhiệm vì đã đóng “vai trò trực tiếp” trong quá trình dẫn đến vụ diệt chủng vào mùa xuân năm 1994. Ông thậm chí còn công khai cáo buộc quân đội Pháp trong lực lượng quốc tế thực thi sứ mệnh nhân đạo ở Rwanda khi đó vừa “tham gia” vừa “đồng lõa” với những kẻ gây ra thảm kịch.

Điều chắc chắn là lực lượng quốc tế có đủ khả năng để ngăn cản vụ diệt chủng nhưng đã không hành động. Tháng 2.2010, Tổng thống Pháp khi đó là Nicolas Sarkozy đã gián tiếp công nhận sai lầm của nước này. Từ năm 2009, Pháp tìm cách giảng hòa với Rwanda, thể hiện qua việc xét xử một trong những kẻ chủ mưu diệt chủng. Trắc trở mới giữa hai nước cho thấy quá trình khắc phục quá khứ chưa thể sớm kết thúc và bị chi phối bởi những suy tính lợi ích hiện tại. Pháp muốn quên chương sử chẳng hay ho gì càng nhanh càng tốt bởi không sẵn sàng chính thức công nhận nhưng cũng không thể chối bỏ trách nhiệm. Tổng thống Kagame thì cần gợi nhớ vụ việc vì cho rằng Pháp tiếp tục lẩn tránh trách nhiệm. Hơn nữa, càng tách biệt chính mình với phía bị cho là có trách nhiệm về vụ diệt chủng thì vị thế quyền lực của ông Kagame ở Rwanda càng thêm thuận lợi.

La Phù 

>> Bỉ, Pháp bị cáo buộc liên quan đến thảm sát Rwanda
>> Nghị sĩ Mỹ đòi phanh phui các biện pháp tra tấn 'vô nhân đạo' của CIA
>> Pháp điều tra 'bố già của bố già

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.