Miếng pho-mát trong bẫy chuột

09/11/2008 22:46 GMT+7

Xã hội hóa truyền hình là xu hướng tất yếu của một xã hội phát triển. Từ một chương trình có phần cứng nhắc, truyền hình Việt Nam bắt đầu mở rộng với các chương trình giải trí, và ước mơ làm truyền hình của nhiều người có thể thành hiện thực. Mời nghe đọc bài này

Cơ hội vàng?

Khi nhu cầu thưởng thức phim VN của người Việt tăng cao, đội ngũ làm phim nhà nước không đáp ứng đủ thời lượng phát sóng, xã hội hóa bắt đầu từ những việc bếp núc, rồi dần dà có công ty nhận cung ứng cả xê-ri phim. Họ đứng ra thuê chính người của nhà đài, trả lương cao hơn để làm ra những sản phẩm như của nhà nước nhưng có mác tư nhân.

Những bước chập chững đó đã qua, giờ đây phim của tư nhân phát trên sóng truyền hình thực sự là sản phẩm có chất lượng tốt, có phản hồi tích cực từ người xem, đáp ứng nhu cầu khán giả với những câu chuyện nhẹ nhàng, mang tính giải trí cao.

“Chúng tôi cung cấp chương trình cho SCTV để họ kiểm duyệt chất lượn
 
g hình ảnh. Đạt yêu cầu, họ sẽ gửi cho VTV Cần Thơ xem xét nội dung. Khi được đồng ý, họ sẽ chuyển ngược về để SCTV phát sóng. Quảng cáo là nguồn thu chủ yếu của chúng tôi. SNTV là Sóng nhạc, cũng có nghĩa là Saigon News TV. Chúng tôi đang cố gắng để mỗi ngày sản xuất được 2 tiếng trên sóng. Điều chúng tôi lo nhất là việc kiểm soát nội dung - hình ảnh nếu không thành một quy trình nhanh gọn rất dễ làm cho chương trình trễ giờ phát sóng. Khi đó, hợp đồng với các đối tác sẽ bị sai lệch, và thiệt hại hoàn toàn có thể xảy ra” - Tổng giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Sóng Mới Vũ Trọng Hiếu

Các chương trình được mua bản quyền phát sóng cũng hình thành như một thích ứng nhanh của tư nhân khi nhu cầu của thị trường cao mà cung ứng lại chưa tương thích. Đó là những năm 1999 - 2000. Đúng là cơ hội vàng khi các hình thức giải trí ở VN chưa nhiều, ở nhiều nơi chiếc TV chính là phương tiện giải trí duy nhất cho gia đình cả ngày lẫn đêm. Bản quyền các game show ăn khách được mua về và VN hóa cho gần gũi với người Việt. Chiếc nón kỳ diệu có lẽ là game show có sức sống lâu đời nhất, và không ai xem VTV mà không biết đến game show này, với biên tập viên - MC Long Vũ.

Chương trình ăn khách đồng nghĩa với việc trở thành một kênh vàng cho quảng cáo. Hàng nghìn tỉ đồng thu được từ quảng cáo truyền hình/năm đã trở thành miếng pho-mát quá hấp dẫn...

Pay TV (truyền hình trả tiền) ra đời như hình thức phối hợp kinh doanh của nhà đài và các công ty đủ khả năng tài chính và có “máu” làm truyền hình. VTC - truyền hình kỹ thuật số ra đời như đối trọng với sự chiếm lĩnh lâu nay của VTV trên màn hình cả nước. Sinh sau, đẻ muộn nhưng không tiếc công sức đầu tư nhân lực, vật lực cho một loạt kênh mới, VTC nhanh chóng có tên trong lựa chọn của người xem.

VTV và VTC với hàng chục kênh truyền hình miễn phí và trả tiền đã phủ kín các đối tượng khán giả. Chính vì có quá nhiều thứ để xem nên ai cũng nghĩ có thể làm được truyền hình. Nhưng các kênh tổng hợp thường rất khó “sống sót”. Khi đã có kênh VTV1, VTV3 thì đương nhiên một thứ kênh VTV1, VTV3 phẩy sẽ không cần thiết nữa. Nhìn ra thế giới, các kênh sống lâu vượt ra khỏi biên giới quốc gia đều là kênh chuyên biệt: HBO, Star Movies, Cinemax, Discovery, National Geographic, nimal Planet...

Khi tư nhân đếm cua trong lỗ”

“O2 nghĩa là oxy, mà oxy thì cần thiết
 
cho sức khỏe và sự sống. Từ khi ý tưởng được nêu ra cho đến lúc lên sóng chỉ vỏn vẹn 8 tháng, kỷ lục về thời gian với một kênh truyền hình xã hội hóa. O2TV phát sóng từ 8.8.2008 đến nay, chưa chính thức đo rating (lượng người xem), nhưng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả. Mục tiêu chúng tôi đặt ra là nếu khán giả nhắc đến chương trình về sức khỏe, phải nhắc đến O2TV, như nơi có thông tin đáng tin cậy và hấp dẫn. Lâu dài, O2TV muốn trở thành nhà cung cấp cho các kênh truyền thông về sức khỏe. Thách thức rất lớn, thị trường truyền thông và truyền hình đang có những biến đổi nhanh chóng. Nhưng giá trị cốt lõi “truyền thông vì lợi ích cộng đồng” của chúng tôi thì không bao giờ thay đổi” - biên tập viên kênh O2TV Nguyễn Thu Hà

Quảng cáo là nguồn thu, cũng là động lực để tư nhân đầu tư vào các chương trình xã hội hóa. Nhưng các nhãn hàng lớn thường xác định đường đến với khách hàng để không tiếc tiền cho một spot quảng cáo trong giờ vàng ở kênh chính thống, với giá gần 30 triệu đồng/30 giây. Và dù đắt thì một số kênh vẫn tràn ngập khách hàng đến quảng cáo trong khi các kênh xã hội hóa thì mỏi mắt đi chào mời quảng cáo. Và họ thường chọn cách quảng cáo dài dòng, kể lể về sản phẩm đến 5 - 10 phút với số tiền thu về rất nhỏ, nhưng dù sao còn hơn để trống sóng.

Đầu tư vào 1 kênh kỹ thuật số có khi đến 40 tỉ đồng/năm để có thời lượng phát sóng, chưa kể tiền thuê người làm chương trình. Rất nhiều công ty tham gia truyền hình trong trạng thái bị động. Họ không có khuôn chương trình/tuần, phải đuổi theo sóng và thay đổi nội dung liên tục. Trong khi việc sắp xếp chương trình là rất quyết định, bởi mỗi đối tượng khán giả luôn muốn biết giờ nào họ có thể ngồi trước màn hình để xem chương trình yêu thích.

Xã hội hóa truyền hình vẫn là môi trường tốt để đầu tư nhưng không phải chỗ kiếm tiền quá dễ như nhiều người lầm tưởng. Không dễ làm nếu không hiểu nghề, không chuẩn bị đủ và không biết cách đầu tư vào từng lĩnh vực cụ thể, và khả năng phải “ôm đầu máu” là hoàn toàn có thể xảy ra.

Miếng pho-mát không mất tiền chắc chắn chỉ có ở trong bẫy chuột mà thôi.

Lê Thị Thái Hòa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.