Coi chừng"lỏng gối" !

30/10/2007 22:22 GMT+7

Thoái hóa khớp kéo theo những cơn đau kinh khủng cùng bước đi khó nhọc. Trị bằng cách nào?

Lỏng khớp gối

Bác sĩ Nguyễn Văn Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) cho biết: khớp gối được cấu tạo đặc biệt để đảm đương vai trò hết sức đặc biệt, đó là khớp chịu lực (nâng đỡ cơ thể) và được níu giữ bằng hệ thống dây chằng chứ không được "lắp ghép" với nhau bằng những hõm khớp. Vì vậy, nếu dây chằng bị đứt sẽ khiến cho khớp gối bị lỏng. Lỏng khớp sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Có rất nhiều nguyên nhân gây hại cho dây chằng, cho khớp gối, gây thoái hóa khớp gối, liên quan đến thói quen trong sinh hoạt, nghề nghiệp và ngay cả làm đẹp hay tập luyện không đúng cách, làm việc gắng sức, mang vác nặng.

Người bị thoái hóa khớp gối bị  đau nhức, đi lại khó khăn. Nếu không được tìm nguyên nhân và điều trị, thì mức độ bệnh sẽ nặng dần lên khiến bệnh nhân không thể đi lại được. Vì khớp gối là khớp vận động, nên khi bị "hỏng", nó ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt cá nhân người bệnh.

Khớp gối chịu trọng lực lớn của phần trên cơ thể

Khớp gối bị thoái hóa sẽ biến dạng. Lớp sụån bề mặt khớp bị khô sùi (nổi gai khớp), cọ xát vào nhau khiến người bệnh rất đau đớn khi vận động. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho khe khớp ngày càng thu hẹp dẫn đến dính khớp. Bác sĩ Thạch cũng lưu ý: người béo phì không nên đi bộ, vì như vậy khiến cho khớp gối có nguy cơ bị thoái hóa rất cao. Vừa di chuyển nhanh, vừa phải cõng một trong lượng quá tải, khớp gối sẽ suy yếu là khó tránh khỏi.

Vận động, chơi thể thao đúng cách để tránh bị hư khớp
Thay  khớp gối

Chị Ng.T.H (48 tuổi, ngụ ở Hà Nội) bị thoái hóa khớp gối. Chị kể: "Sau hơn 3 năm điều trị nội khoa và tiếp đến là nội soi khớp, kết quả hồi phục rất ngắn. Đến cuối năm 2006, sau một cuộc hội chẩn, các bác sĩ đã chính thức thông báo: khớp gối của tôi đã hư hoàn toàn, không thể khắc phục. Tôi lo lắng và tiếp tục tìm hiểu về điều trị khớp, sau đó biết được phương pháp thay khớp gối nhân tạo tại  Bệnh viện Việt - Đức. Tôi  được  thay khớp gối toàn phần bên trái hồi tháng 5 vừa qua và tiếp tục lần 2 vào tháng 10. Sau phẫu thuật, tôi cảm thấy cuộc sống đã thay đổi, việc đi lại đã dễ dàng hơn".

* Luôn ghi nhớ "giảm tải" cho khớp gối. Những người ngoài tuổi 35 nếu có chơi tennis thì hãy lưu ý, vì đây là môn thể thao có thể gây thoái hóa khớp gối

 * Người béo không giảm cân bằng đi bộ, mà nên đạp xe đạp tại chỗ, giúp giảm cân nhưng không gây lực tỳ lên khớp gối

* Thoái hóa khớp gối ơ ãmức độå nhẹ có thể điều trị bằng nội khoa hoặc nội soi làm sạch các tổ chức thoái hóa.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thạch: "Trường hợp thay cả hai khớp gối toàn phần như bệnh nhân H. nói trên là rất hy hữu, hầu như chưa thực hiện tại VN. Hầu hết, bệnh nhân chỉ thay một bên, vì thay khớp gối toàn phần là kỹ thuật rất khó, đòi hỏi sự chính xác vô cùng khắt khe, chỉ sai vài li đã có thể ảnh hưởng đến dây chằng". Khớp gối nhân tạo có tuổi thọ từ 20-25 năm. Khớp này được làm bằng chất liệu đặc biệt để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ thải ghép khi được đưa vào cơ thể. Sau 48 giờ phẫu thuật thay khớp, bệnh nhân sẽ bắt đầu các bài tập với khớp mới: đứng tỳ trên khớp mới với thời gian từ ít đến nhiều, trọng lượng tỳ từ nhẹ đến nặng, tập gấp gối, tập đi với xe... Sau khoảng 4-5 tuần, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường.

Nam Sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.