Phát kiến mới nhờ tôm tích

31/10/2009 22:32 GMT+7

Đôi mắt của một loài giáp xác biển có thể truyền cảm hứng cho các nhà khoa học chế tạo nên thế hệ máy DVD và CD mới, theo chuyên gia thuộc Đại học Bristol (Anh).

Loài tôm tích được tìm thấy tại rạn san hô ngầm nổi tiếng Great Barrier Reef của Úc có hệ thống thị lực phức tạp nhất mà giới khoa học từng biết đến. Chúng có thể nhìn thấy đến 12 màu gốc, trong khi con người chỉ nhìn được 3 màu gốc, và có thể phân biệt những hình thái khác nhau của ánh sáng phân cực. Theo báo Daily Mail, các tế bào nhạy cảm ánh sáng đặc biệt của mắt tôm tích thực hiện những chức năng tương tự với loại được phát hiện trong cơ chế của máy DVD và CD. Đặc biệt, dù cả tôm tích và máy DVD, CD có khả năng chuyển đổi ánh sáng thành nhiều dạng khác nhau, khác biệt chính yếu là tôm tích có thể thực hiện việc chuyển đổi trên toàn bộ quang phổ ánh sáng, trong khi máy DVD, CD chỉ thực hiện được đối với 1 màu. Các nhà nghiên cứu khẳng định thiết kế mắt tôm tích sẽ nhanh chóng giúp con người tạo ra các thiết bị quang học tương lai bằng cách sử dụng những tinh thể lỏng mô phỏng thành phần tế bào trong mắt loài giáp xác này.

T.M

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.